Nghề thầu xây dựng: Nhiều áp lực, vắng niềm vui

03/08/2018 16:25 GMT+7

Nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ngày càng phát triển cùng xã hội, kéo theo đó là số lượng các nhóm nhà thầu xây dựng gia tăng.

Bước ra đường, không khó để chúng ta bắt gặp những công trình nhà ở đang được thành hình, có những con người đang cheo leo trên những giàn giáo giữa trời nắng mưa tháng 7. Họ được gọi bằng những cái tên như thầu, cai thầu, thợ xây, thợ nề, thợ vôi, thợ hồ…
Từ công việc nhọc nhằn, cuộc sống nhiều áp lực…
Nói về công việc đã lựa chọn theo đuổi 18 năm nay, anh Nguyễn Văn Triều (48 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng An Long Thịnh (TP.HCM), tự gọi nghề nhà thầu xây dựng dân dụng của mình là “nghề làm dâu trăm họ”.
Lăn lộn trong nghề nhiều năm, cùng đội thợ dựng xây lên cả trăm ngôi nhà trên khắp thành phố, nhưng khi chia sẻ những buồn vui trong nghề, anh Triều vẫn có chút ngậm ngùi. “Làm nghề này phải xác định là gian nan, nặng nhọc lắm. Nhưng có nặng nhọc mấy anh em chúng tôi cũng không ngại. Chỉ chạnh lòng mỗi khi gặp chủ nhà khó tính quát tháo anh em thợ thầy hoặc không hiểu đặc thù công việc nên có những sự nghi ngờ chúng tôi. Nhưng nghề làm dâu trăm họ, phải chịu vậy thôi!”, anh Triều chia sẻ.
Chọn làm nghề thợ hồ cũng là chọn anh em trong nhóm thợ làm gia đình, lấy khung nhà đang dựng lên ngổn ngang làm mái nhà tạm bợ của mình. Công trình ở đâu họ lại chuyển đến đó, vừa là chỗ làm, vừa là nơi sinh hoạt. Chỉ cần lán trại nhỏ che vài tấm bạt, ghép tạm vài tấm ván cũ, họ cùng ăn, ngủ tại công trình, để đảm bảo vật tư không bị thất thoát. Từng là thành viên đoàn hát tuồng tỉnh Bình Định, cuộc sống đưa đẩy, đến nay ông Đặng Văn Quảng (Bình Định) - Công ty CP Tư vấn Thiết kế - Xây dựng Nét Việt đã có hơn 20 năm theo nghề xây dựng. Ông Quảng chia sẻ: “Công việc nhọc nhằn nên nhiều lúc cũng nản, anh em cứ bấm nhau nói chắc phen này bỏ nghề, nhưng rồi lại động viên nhau, cuối cùng lại theo nghề đến tận nay. Hoặc thấy sếp và chủ nhà hài lòng, vui vẻ là anh em chúng tôi vui, tinh thần thoải mái làm việc, mệt mỏi cũng tan biến”.
Anh Đỗ Bùi Huy Linh, Giám đốc Công ty CP Tư vấn Thiết kế - Xây dựng Nét Việt, cho hay: “Nghề nào cũng có vui buồn sướng khổ nhưng có lẽ nghề thợ xây khổ nhất. Phải leo lên những giàn giáo chơi vơi, dưới thời tiết nắng, mưa khắc nghiệt, dù có dây đai bảo vệ, nón bảo hộ nhưng vẫn rất dễ gặp chấn thương, nguy hiểm cho cuộc sống”. Công đoạn đào và đổ móng gặp phải đất sình lầy rất khó khăn, nhiều lúc nhìn cả đội chỉ thấy mỗi những khuôn mặt ló lên từ bùn đất!
Đến thiếu sân chơi giải trí, tôn vinh nghề nghiệp
Đặc thù công việc và điều kiện sống xa nhà khiến cuộc sống nay đây mai đó luôn tạm bợ và thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, người làm xây dựng tha hương chỉ còn biết chắt chiu, tìm cho mình chút niềm vui, giải trí trong thời gian nghỉ ngơi ít ỏi. Tại công trình ở Thủ Đức do nhóm thợ ông Quảng làm việc, bên cạnh chiếc võng đang móc hờ là một chiếc lồng nhốt con gà trống. Chỉ vào lồng gà, ông Quảng cười nói: “Anh em sống xa nhà không có gì giải trí nên nuôi mấy con gà đá giống hồi còn ở quê, sáng sớm dậy chăm gà, thả chúng ra vờn nhau một lúc cho khuây khỏa, rồi lại đi làm”. Với anh Trần Ngọc Tuấn Hoàng, Giám đốc Công ty Thiết kế xây dựng MK: “Vui nhất là ý tưởng của mình được chủ nhà đồng cảm, triển khai vào thực tế”. Còn với ông Triều, chỉ cần chủ nhà sống có tình, có trước có sau một chút, quý trọng công sức và những người xây nên ngôi nhà của mình, thì có mệt mỏi vất vả bao nhiêu cũng sẽ vượt qua.
Anh em thợ hồ hầu như chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy, chủ yếu nghề truyền nghề nên gặp khó trong công việc
Anh em thợ hồ hầu như chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy, chủ yếu nghề truyền nghề nên gặp khó trong công việc
Theo các nhà thầu, hầu hết thợ tham gia các nhóm thầu dân dụng chưa được đào tạo bài bản về nghề nghiệp nên còn nhiều hạn chế. Công việc ban ngày nặng nhọc mệt mỏi cộng thêm lo toan cho gia đình ở quê đã lấn át thời gian cho việc trau dồi thêm kiến thức. “Anh em thợ hồ hầu như chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy, chủ yếu nghề truyền nghề nên gặp khó trong công việc, cần có cơ hội học tập, trau dồi nghề nghiệp, nâng cao tay nghề”, anh Hoàng chia sẻ thêm.
"Chiếc bay vàng 2018 - Nâng tầm nhà thầu Việt” do Công ty INSEE Việt Nam tổ chức, là một cuộc thi tay nghề xây dựng quy mô và chuyên nghiệp. Chiếc bay vàng mùa thứ 3 tại khu vực Đông Nam bộ hứa hẹn là sân chơi nhằm tôn vinh, tiếp lửa và nâng tầm các đội nhà thầu có uy tín, tay nghề cao trong khu vực, cũng như cơ hội cho họ chứng tỏ năng lực trong ngành xây dựng.
Đăng ký tham gia vòng sơ khảo qua tổng đài 1800 8187.
Nhà thầu và thợ xây xuất sắc tiến đến chung kết toàn miền sẽ có cơ hội nhận Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp có giá trị toàn quốc và trong khối ASEAN và giải thưởng giá trị khác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.