Giới khoa học gia từ lâu biết rằng sa mạc Sahara khổng lồ từng mượt mà một màu xanh ngát và dồi dào sự sống, cho đến khoảng 6.000 năm trước, khi mưa chợt ngừng và sa mạc trở thành tình trạng như hiện tại. Sa mạc Sahara bao phủ diện tích 9 triệu km2, bắt đầu từ phía đông ở Hồng Hải và trải dài đến phía tây Đại Tây Dương, nên được xem là sa mạc nóng lớn nhất thế giới. Nguyên nhân chính xác đằng sau sự thay đổi 180 độ về khí tượng vẫn là đề tài nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong những năm qua, do các nhà khoa học về trái đất cho rằng kết quả thu được có thể mang lại bài học đắt giá về lịch sử cho khí hậu của hành tinh xanh, cũng như sự tiến hóa của các nền văn minh sơ khai tại khu vực.
tin liên quan
Tìm thấy xác ướp 2.500 tuổi còn nguyên vẹnCác nhà khảo cổ đến từ Tây Ban Nha vừa khai quật một ngôi mộ ở Ai Cập trong đó có xác ướp có niên đại 2.500 tuổi gần như còn nguyên vẹn, theo Independent.
Báo cáo mới
Vào năm 1997, một báo cáo cho rằng sự thay đổi trên là hậu quả tự nhiên của quá trình các sông băng rút khỏi khu vực, và cho đến nay giả thuyết này vẫn được cho là sự giải thích hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhà khảo cổ học David Wright của Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã công bố báo cáo mới trên chuyên san Frontiers in Earth Science, tranh luận rằng nguyên nhân đằng sau tình trạng khô hạn dần của Sahara là do hoạt động của con người tại khu vực. Khoảng 8.000 năm trước, nhân loại trải qua Cuộc tiến hóa thời kỳ đồ đá mới, là kết quả của cuộc phát minh hoạt động nông nghiệp. Con người, các nông trại và quá trình thuần hóa động vật, đã cho phép gia súc ngốn những lượng lớn cây cối, dần dần gây giảm số lượng cây cối nói chung của nơi này.
Thực vật không chỉ dừng lại ở công dụng tạo ra oxygen, do chúng còn góp phần làm nguội bề mặt trái đất bằng cách hấp thụ ánh sáng thông qua quá trình quang hợp. Sự giảm sút về số lượng cây cối trên một vùng rộng lớn có thể làm tăng suất phản chiếu, hoặc hệ số phản xạ của khu vực (chỉ số lượng ánh sáng được phản xạ khỏi bề mặt hành tinh). Khi suất phản chiếu của Sahara tăng, không khí xung quanh thay đổi, đủ để tác động khiến gió mùa giảm tần suất hình thành, khiến lượng mưa ít hẳn đi. Sự khô hạn dần của Sahara khiến thực vật bắt đầu chết đi, và ngược lại càng làm tăng hệ số phản xạ, mưa càng hiếm khi xuất hiện. Tình trạng đó tiếp diễn cho đến khi những người đời đầu thu xếp hành trang và rời đi đến Ai Cập và Sumer (hiện nằm ở miền nam Iraq), để khởi đầu cho những nền văn minh phức tạp đầu tiên.
tin liên quan
Bộ lạc tuần lộc cuối cùng ở Mông CổTsaatan (hay còn gọi là Dukha) là bộ lạc chăn nuôi tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ.
Khó dựng mô hình
Chuyên gia Wright đã xây dựng giả thuyết trên bằng cách thu thập các chứng cứ khảo cổ học từ những cộng đồng du mục cổ đại. “Vào thời đó, hồ hiện diện khắp nơi ở Sahara… chúng ta cần phải khoan xuống những lòng hồ cũ để thu thập dữ liệu liên quan đến thảm thực vật, quan sát ở khía cạnh khảo cổ, và thấy được con người khi xưa đã làm gì ở đây. Rất khó để dựng mô hình về ảnh hưởng của thảm thực vật đối với các hệ thống khí hậu. Nhiệm vụ của chúng tôi, những nhà khảo cổ học và sinh vật học, là phải thu thập dữ liệu nhằm hỗ trợ việc xây dựng các mô hình phức tạp hơn”, theo nhà khảo cổ Wright.
Ông lưu ý rằng hiện tượng tương tự đã xảy ra khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu, Bắc Mỹ và New Zealand. Nếu con người cổ đại đã có thể tác động khủng khiếp đến khí hậu thời đó, sẽ không tưởng tượng nổi hậu quả đến từ thế hệ con cháu đang hiện diện ở số lượng đông đảo và tiến bộ hơn đối với khí hậu toàn cầu trong thời gian tới.
Bình luận (0)