Gian truân cuộc đời
Sinh ra trong gia đình nghèo khó, năm 30 tuổi, chị Nguyễn Thị Hiên (hiện 42 tuổi, ở thôn Lê Xá, xã Lê Thanh, H. Mỹ Đức, Hà Nội) quyết định vào Sài Gòn bươn trải kiếm sống, sau đó chị lập gia đình tại đây. Vợ chồng chị Hiên sinh được 3 người con, tưởng chừng cuộc sống sẽ hạnh phúc viên mãn nhưng một thời gian sau chồng đột ngột qua đời vì bệnh nặng.
Chị Hiên quyết định “tay không” địu 2 con mới được chín tháng tuổi về quê (Hà Nội), còn bé lớn chị đã gửi trước đó về nhờ gia đình chăm sóc.
|
tin liên quan
Chuyện 'nhường chồng, kiếm con' kỳ lạ ở Hồ XáVề tới quê, không tiền, không nhà cửa, chị Hiên cùng 3 con nhỏ đi xin ở nhờ hết nhà này đến nhà khác, rồi bắt đầu làm nghề thu mua phế liệu để nuôi con. Với chị, đây là khoảng thời gian chông gai và khó khăn nhất.
Nhiều người thấy chị Hiên một mình nuôi con khổ cực nên khuyên chị nên "đi bước nữa", nhưng chị kiên quyết ở vậy nuôi con. “Con tôi còn nhỏ, lập gia đình mới biết con có cuộc sống tốt không, hay lại làm con khổ thêm”, chị Hiên ôm các con vào lòng rồi nói.
Cuộc sống của mẹ con chị Hiên còn túng thiếu, chưa thoát khỏi cái nghèo, nhưng khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, chị Hiên đều giúp đỡ họ bằng đồ ăn, thức uống. Đặc biệt hơn, chị còn là người se duyên thành công cho nhiều cặp đôi nên vợ, nên chồng.
Bà mối se duyên
Tên gọi “Bà mối sẽ duyên” đến với chị Hiên từ khi chị làm nghề thu mua phế liệu. Chị quen biết những khách hàng có con trai chưa vợ, con gái chưa chồng, thế là chị làm cầu nối để con họ tìm được ý chung nhân cho mình. Cứ thế, hết chàng này đến chàng khác nhờ chị giúp, thậm chí là những cô gái đến tuổi lấy chồng cũng nhờ chị, và rồi dân làng gọi chị là bà mối se duyên.
|
Mỗi ngày, sáng chị Hiên làm việc quần quật ngoài đồng, chiều đi thu mua phế liệu, nhưng cứ ai nhờ mai mối là chị giúp, chị không lấy công, cũng không cần ai mang ơn. “Không biết thế nào, cứ thấy người ta nhờ là tôi giúp. Đầu của tôi nó làm sao ý, không giúp cho người ta là trong đầu không yên tâm. Hi vọng lớn nhất của tôi là mong các cặp đôi được hạnh phúc, sống với nhau đến đầu bạc răng long”, chị Hiên lý giải việc mình làm.
Để tác hợp thành công cho các đôi, trước tiên chị Hiên sẽ đến nhà trai hoặc nhà gái có ý kiến với bố mẹ họ, vì còn phụ thuộc vào “đối phương” nào chủ động trước và lên lịch hẹn gặp mặt cả hai con bên gia đình để nói chuyện trực tiếp.
Sau khi có sự đồng ý của cha mẹ của hai bên, chị Hiên sẽ nói với chàng trai chủ động xin số điện thoại của cô gái để nói chuyện làm quen, tìm hiểu về tích cách của nhau. Trong quá trình nói chuyện, các cặp đôi cảm thấy hợp nhau và muốn tiến tới hôn nhân thì thường trong 2 tháng họ sẽ xin gia đình hai bên chọn ngày tiến hành tổ chức hôn lễ.
Cặp đôi chị Hiên se duyên thành công gần đây nhất vừa tổ chức đám cưới cách đây mấy ngày, chú rể là anh Trần Ngọc Thưởng (27 tuổi) và cô dâu Nguyễn Thị Hồng Thắm (26 tuổi, cùng ở H. Mỹ Đức, Hà Nội). “Nhờ có cô Hiên mà mình tìm được người vợ phù hợp với mình. Vợ mình rất ngoan hiền, cuộc sống của vợ chồng mình hiện giờ rất tốt. Mình xin cảm ơn cô Hiên rất nhiều, vì đã tác hợp cho mình với Thắm thành một đôi. Mình hi vọng cô sẽ giúp cho nhiều đôi thành công như mình”, chú rể Thưởng chia sẻ.
|
Ông Nguyễn Văn Thắng, bố đẻ của cô dâu Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết hai người con gái của gia đình đều được chị Hiên giúp đỡ, tìm được ý chung nhân.
Theo lời ông Thắng, gia đình ông có quen chị Hiên vì là người cùng làng. Qua nhiều lần nói chuyện, thấy gia đình ông có con gái chưa lập gia đình, nên chị Hiên ngỏ ý muốn giúp đỡ các cháu. "Cả hai đứa con gái của vợ chồng tôi đều đã lập gia nhờ sự mai mối của cô Hiên. Vợ chồng và các con tôi mang ơn cô Hiên rất là nhiều, nhờ có cô mà con tôi tìm người người yêu thương mình cả đời", ông Thắng nói.
Chị Lê Thị Yến (39 tuổi, ở thôn Đức Thụ, xã Lê Thanh) và anh Phạm Văn Hợp (44 tuổi, ở thôn Lê Xá) cũng là một cặp vợ chồng được chị Hiên mai mối từ 4 năm trước. Vì gia đình quá khó khăn, đám cưới vợ chồng chị Yến chỉ làm vài mâm cỗ mời gia đình. Tấm ảnh cưới làm kỉ niệm ngày họ cũng không có.
|
Chị Yến, vợ anh Hợp chia sẻ: “Tôi với chị Hiên cũng biết nhau từ trước. Sau đó, chị Hiên giới thiệu anh Hợp cho tôi. Tìm hiểu được một thời gian, hai người thấy hợp duyên nên quyết định làm đám cưới. Ngày hai vợ chồng về sống với nhau, trong nhà không một món đồ giá trị. Tôi đi bán khăn, còn chồng đi làm thợ xây, phụ hồ, cứ thế dựa vào nhau mà sống. Vợ chồng ở được với nhau như ngày hôm nay cũng nhờ sự giúp đỡ của chị Hiên".
tin liên quan
Ông 'già' U.60 những lần đối đầu giang hồ ‘đất dữ’ giữa Sài GònBên cạnh việc tác hợp cho những cặp đôi nên duyên vợ chồng, chị Hiên cũng không ít lần gặp phải những tình huống dở khóc, dở cười trong "nghề" mai mối. Nhiều chàng trai, chị Hiên giới thiệu cho mấy “chỗ” nhưng đều lắc đầu, vì không thích hoặc "yêu cầu" quá khắt khe.
Cũng chính vì việc làm tốt bụng của mình, mà không ít lần chị Hiên phải nghe những lời nói ra, nói vào. "Người thì nói tôi không phải việc của mình mà cứ tham gia, hoặc như khi tôi dẫn nam thanh niên đi ra mắt nhà gái, người ta lại chỉ trỏ nói tôi đang cặp bồ này nọ", nói rồi chị Hiên lắc đầu.
Nhưng đó chỉ là số ít, chị Hiên cho biết ở làng, nhiều người đã quá quen với việc se duyên của chị nên ai cũng vui vẻ. Nhiều gia đình có con được chị se duyên nên vợ, nên chồng cứ đưa đẩy đòi trả tiền công, nhưng “đám” nào cũng vậy, chị không lấy công của ai cả, chị Hiên luôn nói rằng mình chỉ đang làm phúc. Do vậy, cứ đến dịp lễ, tết, những cặp đôi được chị se duyên lại tập trung đến nhà chị thăm hỏi, chúc chị sức khỏe như những người thân trong nhà.
Chị Hiên nói rằng, cứ mỗi lần giúp thành công cho ai, chị lại vui, phấn khởi và nhẹ nhõm cả người. Tiếng lành đồn xa, dần dần nhiều người đến nhờ chị giúp. Và cứ thế, ai nhờ mai mối, chị cũng giúp cho đến khi thành công thì chị mới yên tâm, thảnh thơi.
Bình luận (0)