Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết đơn vị đang tạm giữ 8.556 xe các loại vi phạm luật giao thông. Trong đó, 8.014 xe đã quá thời hạn tạm giữ nhưng người dân 'bỏ luôn', không đến nhận lại.
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết đơn vị đang tạm giữ hành chính 8.556 phương tiện các loại theo quy định.
VIDEO: Đường đi của một vạn xe vi phạm không người nhận ở TP.HCM
Các phương tiện bị tạm giữ thường là do vi phạm các lỗi như: người điều khiển phương tiện đã uống rượu bia; những lỗi vi phạm liên quan đến điều kiện tham gia giao thông của người hoặc phương tiện (người điều khiển xe không có giấy phép lái xe, không có giấy đăng ký xe,…).
Theo ông Phong, thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính thường là 7 ngày, lâu nhất là 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu Công an TP cần hạn chế việc giữ phương tiện của người vi phạm. Trường hợp bắt buộc phải tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì có thể để người vi phạm giữ dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
Tính theo thời hạn trên, hiện trong số 8.556 phương tiện bị PC67 tạm giữ thì có 8.014 phương tiện đã quá thời hạn tạm giữ theo quy định mà người vi phạm không đến nhận, Phòng đang thực hiện các bước thanh lý theo quy định.
Hiện nay các phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tại các kho của Phòng. Việc bảo quản các phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCA ngày 17.10.2014 của Bộ trưởng Bộ Công an và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3.10.2013 của Chính phủ.
Đối với phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến giải quyết để nhận lại phương tiện vi phạm hành chính thì PC67 sẽ tiến hành các thủ tục để ra quyết định tịch thu phương tiện sung vào công quỹ Nhà nước.
Riêng trong năm 2017 PC67 đã ra quyết định tịch thu 7.134 phương tiện sung vào công quỹ Nhà nước theo quy đúng quy định.
Phương tiện bị tạm giữ được bảo quản thế nào?
1. Đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi
a) Phải bảo đảm an toàn, điều kiện vệ sinh môi trường và không gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc phương tiện chống mưa, nắng khác.
b) Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng.
c) Xung quanh phải có hàng rào bảo vệ an toàn, có hệ thống thoát nước.
d) Phải có nội quy về phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng, cháy, chữa cháy phù hợp.
đ) Có các thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thủ trưởng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện phải xây dựng và tổ chức thực tập phương án phòng, chống cháy, nổ. (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCA ngày 17.10.2014).
2. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường (Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ).
Ám bụi, rơi biển số, xẹp lốp, bung yên, rỉ sét... là tình trạng chung của 146 xe máy mà người dân mang vào Bến xe Miền Tây (Q.Bình Tân, TP.HCM) gửi hơn 1 năm nay nhưng không tới nhận.
Bình luận (0)