Người ở xóm phao trú dưới chân cầu: 'Không mong sắm Tết, may mắn được lì xì dăm nghìn'

20/01/2021 12:33 GMT+7

Với người dân xóm ngụ cư ở bãi giữa sông Hồng , sắm Tết là cái gì đó xa vời bởi lẽ mỗi ngày trôi qua có đủ miếng cơm, manh áo đã là niềm mong muốn và may mắn lớn nhất của họ.

Xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (thuộc phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên) là nơi sinh sống của những người lao động nghèo từ khắp các tỉnh thành đổ về. Không đủ tiền thuê nhà giữa thành phố, họ chọn cách dựng nhà trên đất bãi, làm nhà phao để tiết kiệm chi phí, lấy đó làm chốn nương thân, nghỉ ngơi để mưu sinh.
Nói là nhà nhưng chỗ ở của họ chỉ là những túp lều đơn sơ, tạm bợ hoặc những căn nhà bè được các tổ chức tài trợ thùng phi dựng lên cùng những tấm gỗ thải, gỗ tạp được chính người dân xin về. Cuộc sống của họ hằng ngày cứ trôi qua lặng lẽ tách biệt hoàn toàn với sự tấp nập, phát triển của nhịp sống thủ đô ngay cạnh đó.
Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”1

Cái bếp gas được coi là tài sản lớn nhất trong nhà bà Hạnh được người quen cho cách đây không lâu

ẢNH: DƯƠNG LAN

Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”2

Bên trong nhà bà Hạnh chả có lấy tài sản gì giá trị

ẢNH: DƯƠNG LAN

“Không năm nào đón Tết ở nhà”

Bà Hoàng Thị Hạnh (66 tuổi) ở xóm ngụ cư giữa bãi sông Hồng được hơn chục năm nay. Hằng ngày, bà thức dậy từ 3 giờ sáng, chuẩn bị những mớ rau trong vườn mang ra chợ Gia Lâm bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Hai vợ chồng bà dù sống cùng một nhà nhưng rất ít khi gặp nhau bởi lúc bà đi chợ, ông ở nhà, chợ tan bà đạp xe về ông đã đi nhặt nhạnh phế liệu, kiếm đồ ăn ngoài đường.
Bà Hạnh cho hay, mỗi ngày thu nhập của bà được khoảng 50.000 – 70.000 đồng từ công việc bán rau. Tết Nguyên đán cận kề, bà cũng chả có gì sắm sửa vì thu nhập từ việc hằng ngày bà có được chả đáng là bao. Niềm vui của bà mỗi khi Tết đến là được các đoàn tình nguyện hỗ trợ cho cái bánh chưng, gói gia vị để có không khí Tết như bao nhà khác.
Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”3

Bà Hạnh rơi nước mắt khi nói về chuyện sum họp con cái mỗi khi Tết đến, xuân về

ẢNH: DƯƠNG LAN

Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”4

Nhà bà Tân trong xóm Phao giữa sông Hồng

ẢNH: DƯƠNG LAN

“30 Tết tôi đi bán kẹo cao cu, bán muối ngoài phố, không năm nào đón Tết ở nhà. Giao thừa ở phố, ra đấy còn bán được hàng may mắn còn được người ta lì xì dăm mười nghìn. Chả có gì sắm Tết, đoàn tình nguyện họ đủ đấy biếu gì thì dùng nấy. Nghĩ khổ quá, đợt chưa có dịch khách Tây xuống xóm thỉnh thoảng họ còn biếu đôi đồng giờ không có đi bán rau ngày kiếm vài chục, chán lắm vì rau rẻ quá”, bà Hạnh buồn rầu nói.
Trước kia bà Hạnh ở xóm Phao (xóm người dân sống ở nhà phao, bè trên sông nước) nhưng vì không chăn nuôi được nên thuê đất 300.000 đồng/tháng dựng nhà để trồng rau, nuôi gà. Rau ở chợ họ thường bán 5000 đồng/mớ nhưng nhà bà không có nước, rau xấu nên bán 2 mớ với giá đấy cũng khó có người mua. Mùa rét này, nhà bà chưa có đệm nhưng may thay vừa được nhóm tình nguyện bên thành phố sang tặng, bà mừng rỡ chạy sang nhà bác tổ trưởng lấy về dùng đỡ rét.
Bà Hạnh cho biết, gia đình bà có 2 đứa con (1 trai, 1 gái). Tuy nhiên, vào khoảng những năm 2000, quá nghèo khó 2 đứa con của bà lần lượt bỏ vào Đà Lạt (Lâm Đồng) và Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) kiếm sống, từ đó đến không hề có thông tin hay liên lạc gì.
“20 năm chỉ mong các con nhưng chả biết sống hay chết, chúng nó tự đi vào trong đấy rồi không biết đường về. Con cái chả thấy, nuôi từ tấm bé, lớn lên đói khát mỗi người một nơi, chả gặp được nhau. Năm nào cũng mong cho gia đình sum vầy nhưng có năm nào được đâu, lắm lúc ông còn bảo gặp bà khó quá”, nói đến đây bà Hạnh chực trào nước mắt.

“Chỉ mong được ấm no, đủ đầy”

Cách nhà bà Hạnh không xa là căn nhà bè giữa xóm Phao của bà Đào Thị Tân (66 tuổi, quê ở Kim Động, Hưng Yên). Chồng bà mất cách đây 20 năm, các con cũng lang bạt, bỏ đi nên bà sống một mình trong căn nhà nổi đó.
Cứ cuối tuần bà đi mua đồng nát, nhặt phế liệu vì bà cho rằng những ngày đó người ta thường hay dọn nhà mới có nhiều đồ. Ngày thường ai thuê gì bà làm này với tiền công 200.000 đồng/ngày nhưng sức khoẻ yếu bà cũng chỉ làm được một buổi.
Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”6

Bà Tân chia sẻ về cuộc sống khó nhọc ở xóm ngụ cư

ẢNH: DƯƠNG LAN

Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”7

Chiếc tivi được người nhà cho chạy bằng ắc- quy và điện từ năng lượng mặt trời nhưng vì thời tiết lâu không có nắng nên chỉ đủ để thắp sáng trong nhà bà Tân

ẢNH: DƯƠNG LAN

“Ở nhà này khổ nhất là mùa rét và mùa nước nổi, ở một mình buồn lắm nhưng xóm Phao nhìn thế này thôi nhưng không có tệ nạn, đoàn kết với nhau. Với tôi có quê để gọi thế thôi nhưng làm gì còn nhà để về, nhà anh trai là của gia đình họ nên cứ ở đây ít khi về quê lắm”, bà Tân cho biết.
Đợt dịch vừa rồi, bà Tân toàn ở nhà, không đi làm được nên không có thu nhập. Bà cũng được các tổ chức cho gạo, rau dưa tự trồng được nên tiền ăn hằng ngày cũng đỡ đi được phần nào. Mỗi năm Tết đến, bà chỉ mong có được cuộc sống ấm no, đủ đầy, có sức khoẻ để tiếp tục mưu sinh kiếm sống.
“Gọi Tết nhưng đến 26, 27 Tết vẫn chả sắm sửa gì, giao thừa tôi toàn nằm ở nhà chả đi đâu. Bà con ở đây ai cũng thế nhưng năm mới cũng qua chúc Tết nhau cho đỡ buồn”, bà Tân chia sẻ.
Dẫu không có mâm cao cỗ đầy như bao người khác nhưng anh Đỗ Minh Tuấn (40 tuổi, quê ở huyện Nam Trực, Nam Định) cũng cố mua bánh chưng, kiếm tí miến, tí canh măng đặt lên bàn thờ vào ngày Tết. Anh Tuấn cũng như nhiều người dân ở xóm ngụ cư khác làm thuê, cuốc cỏ kiếm thu nhập nuôi sống bản thân hằng ngày.
Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”8

Xóm Phao là nơi trú ngụ của khoảng 30 hộ dân từ khắp các tỉnh thành

ẢNH: DƯƠNG LAN

Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”9

Lối đi tuềnh toàng dẫn vào nhà anh Tuấn ở xóm ngụ cư

ẢNH: DƯƠNG LAN

Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”10

Căn nhà chật hẹp là chỗ nghỉ ngơi của anh Tuấn

ẢNH: DƯƠNG LAN

Người dân xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên: “Tết cũng như ngày thường chỉ mong được ấm no, đủ đầy”11

Khu bếp nấu ngoài trời được anh Tuấn dựng lên trước ở bãi đất trước nhà mình

ẢNH: DƯƠNG LAN

Trước đây, hai mẹ con anh Tuấn sống trong căn nhà giữa sông Hồng nhưng mẹ anh vừa mới mất nên anh sống một mình. Anh kể, anh cũng lập gia đình nhưng vì nhiều lý do nên vợ đã cùng con bỏ đi. Năm vừa rồi, vì dịch Covid-19 và nỗi đau mẹ mất chưa nguôi nên anh chả kiếm được đồng nào. Anh dự định năm sau rỗi rãi lại sang phố xin việc hoặc về quê sống hẳn ở đó đỡ bon chen, mệt nhọc.
“Năm nay chắc cũng đón Tết như hằng năm cố kiếm cái bánh chưng cho không khí. Trước cũng định sang thành phố tìm việc nhưng chưa kiếm được cộng với sức khoẻ yếu, mắt cận nên làm cái gì cũng khó. Ở một mình thỉnh thoảng cũng sang nhà hàng xóm quanh đây cho đỡ buồn, Tết cũng sắp đến rồi nhưng nhà chưa sắm được vì, ở đây có gì dùng nấy thôi”, anh Tuấn tâm sự.
Cuộc sống mưu sinh của những người dân ở xóm ngụ cư như bà Hạnh, bà Tân hay anh Tuấn sẽ tiếp tục len lỏi trong từng ngõ phố tấp nập của thủ đô. Với tất thảy người dân ở đây, cuộc sống sung túc hoặc cái Tết đầm ấm, đủ đầy là ước mơ xa vời mà chắc phải rất lâu nữa họ mới có thể thực hiện được.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.