Dẫu sao cũng phải thừa nhận nếu như không có phong cách 'đa ngôn ngữ', chợ Bến Thành sẽ không còn nét đặc trưng. Tiếng Anh, tiếng Nhật là thứ để cả du khách lẫn người bán đều đạt được một mẫu số chung: niềm vui.
Những người buôn bán nơi đây thường xuyên tiếp xúc với du khách nước ngoài nên việc họ nghe và nói theo tiếng của khách Tây cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, những khách Tây khi đi du lịch và mua sắm cũng rất thích thú với những người địa phương có thể nói được ngôn ngữ của họ.
Người ta dễ dàng thấy được một phong cách 'đa ngôn ngữ' rất riêng của những ngôi chợ nổi tiếng như chợ Bến Thành, chợ Bình Tây... Đó cũng là nét đặc sắc gắn liền với biểu tượng du lịch TP.HCM.
Không cần biết viết, cứ nói tốt là được
“Thường thường người ra phải học từ chữ cái, học ngữ pháp rồi mới được học nghe, học nói.. Còn ở đây bán hàng với khách nước ngoài riết thành ra tụi tui học ngược so với mọi người. Nghĩa là học từ nghe, cho tới nói còn viết thì… không cần thiết lắm”, chị Thanh Thủy (33 tuổi), tiểu thương bán vải tại chợ Bến Thành cho biết.
Nhiều sinh viên rủ nhau ra chợ phụ bán hàng để tranh thủ học ngoại ngữ Ảnh: Lưu Trân
Chị Huỳnh Thị Liên (38 tuổi), bán hàng ăn uống trong chợ Bến Thành, vui vẻ nói: “Tui từ người không biết tiếng gì ngoài tiếng Việt thì giờ tui nói được 5 thứ tiếng là Anh, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản”.
Tuy nhiên, chị Liên có thể sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung lưu loát nhất. Các ngoại ngữ còn lại, chị sử dụng trong giao tiếp thông thường và mời chào những khách du lịch không thể nói tiếng Anh.
Chỉ mới 25 tuổi nhưng Drew Binsky đã du lịch đến 95 nước và chàng trai đến từ Arizona đã chia sẻ với Thanh Niên những kinh nghiệm thú vị của anh trong thời gian ở Việt Nam, đất nước anh thấy thú vị và thích đến nhất.
Theo chị Liên, gần như toàn bộ dân buôn bán ở chợ này đều thành thạo tiếng Anh và “bỏ túi” thêm một vài thứ tiếng khác.
Chị chia sẻ thêm: “Người Việt mình học tiếng Anh khó là bởi vì ngại giao tiếp, sợ nói sai, nói dở. Cũng hên do tui buôn bán thì buộc phải lanh miệng, nói sai vài lần rồi cũng thành quen. Tự nhiên mình sẽ biết cách phát âm đúng hơn, hay hơn. Nói tốt thì mình nghe cũng sẽ tốt”.
Một số bạn trẻ cũng lựa chọn chợ là môi trường khá tốt để thực hành giao tiếp tiếng Anh nên không ít các nhóm học sinh, sinh viên kéo đến chợ Bến Thành, chợ Bình Tây hay khu phố Tây (đường Bùi Viện, đường Đề Thám, quận 1) để… giúp đỡ khách nước ngoài.
TP.HCM là địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách ngoại quốc, nên hoàn toàn không khó khăn nếu người trẻ muốn tìm cơ hội để thực hành nghe và nói tiếng Anh Ảnh: Lưu Trân
Lê Thanh Thư (20 tuổi), sinh viên trường ĐH Hutech, chia sẻ: “Nhóm em có 3 người, tụi em muốn nâng cao trình độ nghe và nói, nên chỉ còn cách chủ động tìm đến khách nước ngoài để được thực hành thôi. Tụi em sẽ tình nguyện dẫn họ đi mua sắm trong chợ, làm hướng dẫn viên du lịch trong nội thành. Như vậy mình vừa giúp đỡ được du khách mà cũng vừa có cơ hội luyện tập luôn”.
Sáng 22.11, những tấm ảnh bao cao su, băng vệ sinh nổi trắng hồ Linh Đàm, Hà Nội lan truyền trên facebook đã khiến người xem rùng mình ghê sợ. Người chụp chúng là Benjamin James Park, một người Úc đang sinh sống tại Việt Nam.
Học ở chợ là chính vì ở trung tâm “đắt quá" Ảnh: Lưu Trân
Hay như cô bạn Mỹ Tiên, sinh viên trường ĐH Ngoại thương, lại chọn công việc làm thêm tại gian hàng bán quà lưu niệm trong chợ Bến Thành. Tiên nhớ lại: “Ngày đầu đi làm, nghe các anh chị khác nói chuyện, giới thiệu hàng hóa cho khách, mình thật sự rất lúng túng, vì không tự tin để nói được. Nhưng mà vài tháng làm thêm ở đây thì giờ mình có thể giao tiếp được với người nước ngoài thành thạo rồi”. Mỹ Tiên cũng bật mí thêm, cách học ngoại ngữ của cô là nghe tới đâu học tới đó. Học ở chợ là chính vì ở trung tâm “đắt quá tiền đâu mà học cho nổi”.
Những tình huống cười ra nước mắt
Có thể nói, gần 100% tiểu thương ở chợ Bến Thành đều giao tiếp được bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Theo họ, nếu không giao tiếp được ngoại ngữ thì rất khó để bán hàng. Bởi sử dụng ngoại ngữ đã trở thành thói quen trong công việc hằng ngày. Song, cũng không ít lần xảy ra những tình huống dở khóc dở cười do người bán phát âm sai hoặc do người mua nói tiếng Việt không rõ.
Nếu muốn mua đặc sản của vùng cao phía bắc như táo mèo khô, nếp nương, miến dong, nấm hương rừng... có thể đến cửa hàng đặc sản Tây bắc
Người Việt mình học tiếng Anh khó là bởi vì ngại giao tiếp, sợ nói sai, nói dở. Cũng hên do tui buôn bán thì buộc phải lanh miệng, nói sai vài lần rồi cũng thành quen. Tự nhiên mình sẽ biết cách phát âm đúng hơn, hay hơn. Nói tốt thì mình nghe cũng sẽ tốt
Chị Huỳnh Thị Liên
Bạn Đỗ Ngọc Mai (21 tuổi), nhân viên bán hàng lưu niệm trong chợ Bến Thành kể về lần nhầm lẫn khá buồn cười: “Muốn “câu” được khách “sộp” thì cũng phải có những nguyên tắc vàng. Thứ nhất, không gọi khách bằng “you”, mà phải lịch sự “sir hoặc madam”.
Thứ hai, không chèo kéo khách bằng tay chân. Mở màn phải là những câu hỏi thăm sức khỏe, sau đó mới… bắt đầu vào vấn đề chính”.
Cô nàng còn nói thêm, cứ thấy khách tóc vàng thì phải “tuôn” 1 tràng tiếng Anh, thấy khách tóc đen là xài ngay tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc. Vậy nên mới có lần Mai gặp phải tình huống trớ trêu.
Cô kể: “Nhìn thấy một chị da trắng, mắt một mí, mà tóc cũng màu đen nữa nên mình chào liên tục, từ “Ohayo gozaimasu”, “Nỉ hạo” đến “Sa wat dee”… Chào đủ kiểu không thấy chị phản ứng gì, tự nhiên chị kéo tay mình rồi hỏi nhỏ: “Em ơi, chị xin lỗi mà em cho chị hỏi nhà vệ sinh nằm ở đâu vậy?”.
Kể xong, cô nàng cười bẽn lẽn rồi nói: “Thôi cũng không sao, thì thà chào nhầm còn hơn bỏ sót. Buôn bán mà không lanh lẹ thì thua rồi”.
Mà nói đi cũng phải nói lại, dân buôn bán ở đây tiếng nước nào cũng nói được vanh vách, nhưng nếu phải viết thì… chịu chết. Cậu bé Hòa bán vé số với khả năng nói tiếng Anh "đúng điệu" đã kể ở kỳ trước, cũng góp vui bằng một lần bán hàng "nhớ đời": “Bữa hổm em bán 5 tờ vé số, tổng là 50.000 đồng. Mà lúc bà khách ngoại quốc hỏi giá em nói nhanh quá nên lộn từ fifty (50.000) qua fifteen (15.000). Bà Tây trợn mắt nhìn em rồi hỏi lại "really, fifteen?" (thật á, 15.000). Em cũng tự tin gật đầu cái rụp, bà kia đưa 20.000 đồng rồi chờ em thối, em thì đứng đợi bả đưa thêm tiền. Cuối cùng chờ lâu quá, em hỏi lại thì mới biết hóa ra mình nói lộn”.
Khu phố Tây cũng là địa điểm tập trung nhiều người Việt giỏi tiếng Anh và người nước ngoài giỏi tiếng Việt Ảnh: Lưu Trân
Hòa thật thà nói: "Em nghe mấy người khách nước ngoài nói xí lô xí lào rồi bắt chước. Kiểu như em nghe riết rồi quen, mình nói họ nghe được, họ nói mình cũng nghe, cũng hiểu được là ok rồi".
Việc em Phạm Huy, học lớp 11A3, Trường THPT TX.Quảng Trị, Quảng Trị - nhân vật trong bài Học sinh chế cánh tay robot bị Mỹ từ chối cấp thị thực, đoạt giải ba tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức tại Mỹ, đã làm nức lòng nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và VN nói chung.
Chúng tôi hỏi Hòa học tiếng Anh có khó không, sau khi ngỏ ý mua giúp thằng bé 3 tờ vé số. Hòa cười tít cả mắt rồi cứ: “Thank you, à quên, em cảm ơn mấy chị. Em nghĩ học tiếng Anh không có khó. Tại chỉ cần rèn luyện mỗi ngày là nói được thôi à. Như em bán ở đây hoài, có phải đi học tốn tiền gì đâu mà cũng nói với người nước ngoài được nè”.
Song, những người này giỏi nghe, giỏi nói thật nhưng nếu phải viết chữ thì họ...chịu chết Ảnh: Lưu Trân
Rồi cứ thế, ngày này qua ngày nọ, cái “trung tâm ngoại ngữ” dưới danh nghĩa chợ vẫn nhộn nhịp với những câu chuyện đời, chuyện người, chuyện bán buôn… mà đa phần trong số đó không phải được bắt đầu bằng tiếng Việt…
Bình luận (0)