Một người có đức tính yêu trẻ, thật thà và chăm chỉ. Mô tả công việc thường là giúp trông trẻ, nấu nướng và làm việc nhà. Có lẽ hầu như gia đình trẻ nào ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, cũng cần thuê ít nhất một người giúp việc.
Nhưng nếu như nhìn sang các nước phương Tây, ít nhất là ở Pháp, với những gia đình có hoàn cảnh tương tự, sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn khác.
tin liên quan
'Osin cao cấp' ở Sài Gòn - Kỳ 2: Cơn lốc Philippines tràn sang ồ ạtTrong cuốn “Quẳng gánh băng đồng ra thế giới” diễn giả Nguyễn Phi Vân viết: “Người Philippines xuất khẩu lao động phổ thông ra khắp thế giới”. Và giờ thì họ đang giúp việc nhà nhiều vô kể ở TP.HCM.
Người Pháp thích tự làm
Một ngày bình thường của một gia đình điển hình ở Pháp, bố mẹ và hai đứa con thường diễn ra như sau: Buổi sáng đưa hai con tới trường, sau đó bố mẹ đi làm. Các con học xong sẽ được đón tới trung tâm giữ trẻ cho tới 6, 7 giờ tối hoặc thậm chí muộn hơn. Buổi tối diễn ra nhanh chóng để trẻ con đi ngủ sớm. Bố mẹ tranh thủ chuẩn bị những thứ cần thiết cho ngày tiếp theo.
Cuối tuần thường được dành cho việc chợ búa, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị sơ chế thức ăn cho cả tuần, và cả nhà cùng nhau ra ngoài chơi.
Người Pháp cũng thường tự lắp ráp đồ đạc, sửa chữa những hỏng hóc trong nhà, thậm chí có thể làm những việc phức tạp hơn như lát gạch, lát sàn gỗ.
Tôi đã từng chứng kiến bố của bạn tôi, gần 70 tuổi, đã tự lát sàn gỗ và ốp gỗ tường; hoặc thầy giáo của tôi, giờ là hiệu trưởng một trường đại học ở Pháp, đã cùng hai cậu con trai ở lứa tuổi thiếu niên, xây bể bơi tại nhà.
Lý do chính dẫn đến thói quen này là do giá cả nhân công ở Pháp quá đắt, người Pháp đã sớm hình thành học cách tự làm mọi việc, lâu dần cũng trở thành sở thích. Những dụng cụ hỗ trợ những việc sửa chữa này cũng dễ tìm kiếm tại các cửa hàng với giá cả phải chăng.
tin liên quan
'Osin' nữ phương Tây làm cho gia chủ Việt: 1.001 chuyện ngạc nhiênChị Thu Quyên lấy chồng người Tây Ban Nha và đang định cư tại thành phố Barcelona. Vợ chồng chị có nhu cầu thuê giúp việc theo giờ nên tìm người qua công ty môi giới.
Chỉ trừ khi không thể làm, do lý do tài chính hoặc sức khoẻ hoặc không có kĩ năng, nếu muốn giảm thiểu chi phí, họ thường tìm đến những nhân công chui, nguồn chủ yếu là những người nhập cư vào nước Pháp.
|
Làm việc nhiều cách thức
Một lượng lớn người nhập cư ồ ạt sang Pháp thường chấp nhận làm giúp việc hoặc các công việc chân tay với chi phí thấp hơn so với các công ty dịch vụ. Ví dụ, thông thường, các công ty dịch vụ thường đòi hỏi giá giúp việc là 12 euros/giờ (tương đường 300 ngàn đồng), thì người giúp việc chui có thể chấp nhận với giá 9 euros/giờ. Những người này thường có thể là sinh viên sang Pháp du học, những người thất nghiệp hoặc những người tị nạn không có giấy tờ cư trú.
Những người giúp việc ở Pháp thường những công việc như dọn dẹp nhà cửa, là ủi quần áo, hoặc cắt cỏ sân vườn, hoặc đưa đón trẻ con đi học. Nhiều người Việt kiều lớn tuổi ở Pháp cũng thường nhận trông trẻ con tại nhà.
Cô Hoa, mới từ Hungary chuyển sang Pháp, chưa có giấy tờ, nhờ bạn bè rao hộ trên các trang Facebook cộng đồng Việt tại Pháp, có thể nhận dọn dẹp nhà cửa với giá 8 euros/giờ, trông trẻ với giá 9 euros/giờ (thấp hơn so với trung bình từ 3-4/euros). Ngoài ra, cô còn có thể làm các món ngon Việt Nam như giò, chả cho những ai có nhu cầu.
Những người làm công việc này thường không muốn khai báo với cơ quan quản lý lao động, bởi phần lớn trong số họ không muốn bị cắt mất khoản trợ cấp xã hội được nhận hàng tháng. Số khác không có giấy tờ hợp pháp để được phép làm việc hoặc không được làm việc quá số giờ qui định (đối với sinh viên).
Tuy nhiên, việc không khai báo này thường dẫn đến nhiều rủi ro. Một khi có vấn đề xảy ra sẽ không có ai chịu trách nhiệm hoặc đền bù, hoặc chất lượng làm việc không được đảm bảo, bởi không có hợp đồng, không có cơ quan quản lý thì họ không có gì ràng buộc cả.
Gia đình bạn tôi, một lần thuê thợ chui người Đông Âu tới lắp tủ bếp, lắp gần xong thì họ bỏ đi mất. Lần khác, thuê một người Việt tới lát sàn thì kĩ năng làm việc không chuyên nghiệp. May sao tới lần thứ ba thì gặp được nhóm thợ tốt, tuy làm chui nhưng sẵn sàng đền bù nếu có hỏng hóc. Tất nhiên là chi phí cũng sẽ cao hơn.
tin liên quan
Osin Việt với những 'tật xấu' khó bỏ khiến chủ nhà ngao ngán chào thuaĐầu tiên, lớn nhất và cũng là nỗi ám ảnh của đại đa số gia chủ là người giúp việc (osin) là không giữ chữ 'tín'. Nhiều lần họ đã ra đi mà không trở lại mặc cho chủ nhà mong ngóng.
Tự túc là hạnh phúc
Do chi phí nhân công ở Pháp cao nên nhiều người Việt khi sinh sống ở nước ngoài đã trở nên tháo vát, đảm đang hơn rất nhiều. Những người phụ nữ khi ở Việt Nam thường chăm chú học hành, mải mê công việc, giao phó việc nhà cho giúp việc, việc chăm sóc con cái cho ông bà, giờ trở thành những siêu vợ, siêu mẹ. Dần dần họ biết cách sắp xếp việc nhà cửa, bếp núc một cách khoa học nhất để đỡ vất vả.
Cánh đàn ông ở Việt Nam thường thích tụ tập bạn bè bia hơi, bóng bánh nay cũng biết xắn tay áo giúp vợ việc nhà. Mỗi khi nhà cửa mua sắm đồ đạc, họ buộc phải “ra tay” lắp ráp, nếu không sẽ phải bỏ thêm rất nhiều tiền. Từ việc lắp cái nhỏ như cái giường, cái tủ, đến cái khó lắp tủ nhà tắm, tủ bếp, họ đều học cách làm được hết. Khi đã đạt trình độ thượng thừa, họ còn có thể sửa chữa, sơn sửa nhà cửa, điều mà ở Việt Nam, hiếm ai chịu tự làm.
Khi được hỏi về cảm nhận khi tự làm được những công việc sửa sang, lắp ráp đồ đạc trong nhà, hay một tay chăm hai con, lại còn chu toàn việc nhà và bếp núc, các ông bố bà mẹ này đều cười và xác nhận: Tự túc là hạnh phúc!
Bình luận (0)