Hẻm Ông Tiên (quận Phú Nhuận) nổi tiếng khắp Sài Gòn với sự hào phóng, nghĩa tình bằng những việc làm thiết thực, từ trà đá, tủ thuốc, bơm vá xe cho người khuyết tật đến tặng áo quan miễn phí cho những người nghèo qua đời.
Hơn 20 năm đi xin quan tài để giúp lo hậu sự cho những gia đình khó khăn, ông Đỗ Văn Út (54 tuổi) nói, ông đã tiếp xúc với rất nhiều mạnh thường quân và những hoàn cảnh đặc biệt.
‘Người chết vẫn chưa hết khổ’
Đến hẻm Ông Tiên trên đường Phan Đình Phùng, không khó để tìm gặp ông Đỗ Văn Út vì gương mặt ông đã quá quen trên các phương tiện truyền thông bởi những việc làm thiện nguyện của mình.
VIDEO: Nơi độc nhất Sài Gòn có người 20 năm đi xin quan tài cho người chết -
Thực hiện: Lê Nam - Vũ Phượng
Ông Út kể, cách đây hơn 20 năm, khi một gia đình trong hẻm có người thân qua đời nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên đã nhờ ông chạy đi làm giấy xác nhận và xin áo quan ở Hội người Hoa tại TP.HCM. Thấy vậy, 2 gia đình khác trong hẻm khi người thân qua đời cũng nhờ ông đi xin giùm áo quan.
Xin được đến cái áo quan thứ 3 thì bạn bè ông giới thiệu ông tới một cơ sở mai táng nổi tiếng để bớt phần thủ tục rườm rà.
Người bán không dùng cân, người mua không trả giá… là những hình ảnh chỉ có thể nhìn thấy ở khu chợ Đĩa, hay còn được nhiều người gọi với cái tên “chợ 5.000 đồng” ở Sài Gòn. Chẳng ai lo việc cân thiếu cân đủ, không ai màng trả giá ở đây.
Khi vừa tới trình bày, ông được cơ sở này đồng ý và nói mỗi khi có ai cần áo quan, ông chỉ việc đến xác minh lại hoàn cảnh của gia đình họ rồi gọi đến cơ sở sẽ có xe chở áo quan đến tận nhà.
Từ đó, chuyện xin áo quan của ông Út được những người có hoàn cảnh khó khăn truyền tai nhau và tìm đến mỗi khi gặp chuyện.
Ông Út đã có hơn 20 năm đi xin áo quan cho người chết Ảnh: Vũ Phượng
Ông Út tâm sự, hơn 20 năm đi xin gần 300 áo quan cho người khó khăn, có những câu chuyện rất đặc biệt mà ông ấn tượng mỗi khi nhớ lại.
Một ngày chỉ tốn khoảng ba chục ngàn mà bao nhiêu người được uống, uống xong mang đi nữa. Tiền đá thì đâu bao nhiêu đâu, bơm hai ba cái bánh xe là dư tiền mua đá. Tủ thuốc là do xe chạy nhiều, mỗi lần nghe tiếng rầm là biết có chuyện, nhưng nhà thuốc đâu phải lúc nào cũng mở cửa nên tôi với mấy anh xe ôm làm luôn cái tủ thuốc
Ông Đỗ Văn Út
Nói rồi ông Út thở dài, châm nước vào bình trà đá từ thiện ở trước hẻm rồi quay lại chiếc ghế ngồi bắc chéo chân.
Ông kể, cách đây 5 năm, một người hàng xóm đang nằm viện gọi điện thoại về nói ông lên bệnh viện gấp vì có hoàn cảnh đang rất cần sự giúp đỡ.
“Tôi vội vàng chạy lên, tới nơi thấy một anh thanh niên đang ôm thùng mì có xẻ một miếng nhỏ đi tới từng giường bệnh. Tới giường nào ảnh cũng mếu máo rồi bật khóc, nhìn thương lắm”.
Ông Út tiếp lời: “Sau tôi hỏi, anh thanh niên mới kể hai vợ chồng ảnh quê An Giang mới cưới, đều làm công nhân ở quận 12, tối về hai vợ chồng đi ăn hủ tiếu gõ, gần tới quán hủ tiếu băng qua đường thì một chiếc xe chạy từ phía sau chạy tới tông trúng, vợ ảnh văng lên vỉa hè bị chấn thương sọ não. Mổ 2 lần nhưng không qua khỏi, giờ muốn lấy xác vợ về thì phải trả hơn 40 triệu tiền viện phí, nhưng ảnh thì không có”.
Vậy là ông Út lại gọi điện thoại đến cơ sở mai táng xin áo quan và một số mạnh thường quân mà mọi người giới thiệu để nhờ giúp đỡ.
“Đến khi liệm rồi khi trên xe để chở vợ về quê để chôn cất thì ảnh bật khóc nói cảm ơn. Ảnh nói khi vợ mới mất ảnh không dám nghĩ tới việc thuê xe ô tô để đưa vợ về quê”.
Trường hợp khác ở phường 15, quận Phú Nhuận, một gia đình đã tìm tới ông Út để nhờ xin áo quan… 3 lần cho 3 người trong gia đình. Ông Út cho biết họ đều là những người ở tận miền Bắc vào Sài Gòn đi bán vé số và lượm ve chai để sống qua ngày, nhưng rồi bệnh tật ập đến nên lần lượt 3 người trong nhà đều mất, tất nhiên họ không thể đủ điều kiện để đưa xác về quê.
Vậy là họ nằm lại Sài Gòn. “Vậy mới thấy có những người tới chết vẫn chưa hết khổ”, ông Út chạnh lòng.
Một người đàn ông 54 tuổi, không vợ con được gia đình em trai lo hậu sự; chiếc áo quan ông Út xin giúp gia đình khi hay tin Ảnh: Vũ Phượng
Thậm chí có những trường hợp khi người thân trong nhà đau ốm, nhắm không qua khỏi đã tìm gặp ông Út để “đặt trước” một áo quan cho người thân vì mỗi chiếc quan tài cũng ngót nghét chục triệu nên họ lo không nổi: “Nghe nói vậy ai mà không đau lòng hả cô?”.
‘Làm thiện nguyện như cái nợ đời phải trả’
Từ đi xin giùm áo quan, sau đó lại trở thành cầu nối để đi xin cho tất cả những hoàn cảnh khó khăn. Ông Út nói, nó như là cái nợ với đời mà ông phải trả.
Thùng trà đá miễn phí của ông Út ra đời từ năm 2012, nhiều khi không có ông Út ở đây, những người chạy xe ôm đầu hẻm không ai bảo ai cũng tự thêm đá và thêm trà để mọi người đi ngang luôn có trà đá mát lạnh Ảnh: Vũ Phượng
Khi chúng tôi hỏi về thùng trà đá miễn phí ở đầu hẻm, ông Út cười xòa nói rằng bình thường thôi có gì đâu mà hào phóng, vì nhìn thấy nhiều người đi bán vé số ghé vào quán cà phê gần đó chỉ mua bịch trà đá rồi mang đi, vừa thấy thương vừa thấy tội nên ông mới làm.
“Một ngày chỉ tốn khoảng ba chục ngàn mà bao nhiêu người được uống, uống xong mang đi nữa. Tiền đá thì đâu bao nhiêu, bơm hai ba cái bánh xe là dư tiền. Tủ thuốc là do xe chạy nhiều, mỗi lần nghe tiếng rầm là biết có chuyện, nhưng nhà thuốc đâu phải lúc nào cũng mở cửa nên tôi với mấy anh xe ôm làm luôn cái tủ”, ông Út cười.
Mỗi ngày, ông Út nấu khoảng 60 lít nước từ đêm để đến sáng mang ra pha trà Ảnh: Vũ Phượng
Một số người thông qua báo đài biết đến ông Út cũng tìm gặp ông để đưa bịch trà hay số điện thoại và nói sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi ông cần.
Tủ thuốc từ thiện ban đầu chỉ có bông băng và oxy già để băng bó vết thương cho những người bị tai nạn trên đường Ảnh: Vũ Phượng
Sau đó, nhiều người giúp đỡ nên tủ thuốc từ thiện ở hẻm Ông Tiên có thêm một số thuốc như hạ sốt, cảm, tiêu chảy. Ảnh: Vũ Phượng
Trong số đó, ông Út ấn tượng với người phụ nữ tên Hồng, có một công ty ở quận Bình Thạnh. “Chị Hồng không cho tôi biết nhà, chỉ cho số điện thoại nói mỗi khi có ai khó khăn tìm đến nhờ giúp chi phí mai táng hay áo quan thì tôi chỉ cần gọi chị Hồng. Một số mạnh thường quân khác cũng nói sẵn sàng giúp đỡ để những người mất có thể mỉm cười khi về cõi vĩnh hằng”.
Mỗi ngày ông Út đều có mặt ở đây để vá xe và làm các việc từ thiện Ảnh: Vũ Phượng
Bên cạnh những người sẵn sàng chia sẻ trong thầm lặng, thì vẫn có một số trường hợp giả vờ đến gặp ông Út nói người thân đang nằm viện không có tiền chạy chữa để xin giúp đỡ. “Tôi đều xác minh lại trước khi báo các mạnh thường quân, nên nhiều khi gặp mấy trường hợp vậy, thấy buồn”.
“Bình thường vợ chồng toàn ăn cơm 2.000 đồng với cơm từ thiện chứ tiền đâu mà mua gạo, nay có bịch gạo này nấu cơm cúng giao thừa khỏe rồi”, chị Nguyễn Thị Bảy (43 tuổi, nhặt ve chai) hồ hởi chia sẻ.
Ông Tạ Duy Thiện, Chủ tịch UBND phường 2, quận Phú Nhuận cho biết ngoài những việc làm thiện nguyện ở đầu hẻm, ông Út còn thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện tại phường. Ông cũng đã lo hậu sự cho một số gia đình khó khăn trên địa bàn phường và được phường cùng với thành phố tuyên dương gương người tốt, việc tốt.
Bình luận (0)