|
Những dấu ấn đầu tiên
Tháng 12.2013, xã Đại Thành (TX.Ngã Bảy, Hậu Giang) trở thành địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Gần 2 năm sau (tháng 10.2015), TX.Ngã Bảy được công nhận là đơn vị cấp huyện đầu tiên tại ĐBSCL về đích NTM. Từ những điểm nhấn đầu tiên này, Hậu Giang càng quyết liệt hơn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và đến tháng 7.2019, xã Đại Thành lại là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL đạt chuẩn NTM nâng cao.
|
Cũng theo ông Tuyên, Nghị quyết số 869 của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.2.2020 và kể từ đây, Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (TP.Vị Thanh, TP.Ngã Bảy, TX.Long Mỹ và 5 huyện), 75 đơn vị hành chính cấp xã (13 phường, 11 thị trấn, 51 xã). Như vậy, đến hết tháng 9 năm nay, toàn tỉnh có 32 xã NTM, 3 xã NTM nâng cao, 3/8 huyện thị thành về đích NTM. Các xã còn lại đạt bình quân 16,3/19 tiêu chí xây dựng NTM.
Quê hương khởi sắc
Kế hoạch năm 2020, Hậu Giang huy động tổng kinh phí lên hơn 8.690 tỉ đồng phục vụ xây dựng NTM.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, cho hay Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hậu Giang còn phối hợp Quỹ toàn cầu hóa nông thôn mới (SGF) triển khai Dự án Làng NTM tại ấp 9, xã Lương Tâm (H.Long Mỹ) và ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành (H.Phụng Hiệp). Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân tiếp tục được quan tâm thông qua việc triển khai chương trình, dự án, xây dựng mô hình trình diễn, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng thu nhập cho người dân. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai sâu rộng và đến nay đã có 16 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong đó 14 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm đạt 3 sao. Chương trình này được thông tin thường xuyên đến từng người dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
Theo ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, các sở ngành phải hỗ trợ nhiệt tình và có trách nhiệm, nhất là tạo điều kiện về kinh phí trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa... tại xã NTM. Quá trình thực hiện các tiêu chí NTM, từng xã phải làm thực chất, tránh chạy theo thời gian mà không đảm bảo chất lượng. Cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng tham gia xây dựng NTM với trọng tâm phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống người dân làm mục tiêu, lợi ích mang lại cho dân là động lực.
Tỉnh phân công sở, ban ngành trên địa bàn giúp đỡ các xã xây dựng đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao theo đúng thời gian đề ra. Hậu Giang đẩy mạnh triển khai các dự án phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt; nhân rộng mô hình sản xuất mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đạt chất lượng cao, mang tính đặc trưng của từng địa phương. Toàn tỉnh tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản; phát triển nhiều ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất của nông dân; đảm bảo mức thu nhập bình quân đầu người ở các xã NTM lên mức 50 triệu đồng/người/năm và cao hơn nữa.
|
Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhận xét: Khi bắt tay vào xây dựng NTM, dù kinh tế còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được thành tích đáng tự hào, đóng góp vào thành tích chung của cả nước trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc và luôn đòi hỏi sự ủng hộ, vào cuộc chủ động, tích cực của toàn xã hội. NTM mang lại cuộc sống, diện mạo tốt hơn cho chính mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư, là việc làm thường xuyên, ai cũng cũng có thể góp phần, có những việc không phải cứ có tiền mới làm được như vấn đề cảnh quan, vệ sinh môi trường…
|
Bình luận (0)