Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở bờ biển đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 25 km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2 km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý. Tại những vị trí này, có nhiều nơi sạt lở đã "uy hiếp" các khu dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hiện trong tỉnh có 8 điểm sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân cần được xử lý gồm: cửa biển Rạch Gốc, cửa biển Vàm Xoáy, cửa biển Hốc Năng (huyện Ngọc Hiển); khu dân cư thị trấn Năm Căn ( huyện Năm Căn); cửa biển Hố Gùi (huyện Đầm Dơi và huyện Năm Căn).
Hiện ở những điểm trên, tình trạng sạt lở diễn ra với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi tháng lấn sâu vào bên trong khoảng 20 m, thậm chí có những điểm trên 50 m/tháng. Tổng chiều dài các điểm sạt lở là hơn 26,7 km và cần được khắc phục khẩn cấp.
Ngoài sạt lở bờ biển, tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh cũng đang diễn biến khá phức tạp, tập trung tại các huyện ven biển phía Đông: Đầm Dơi, Năm Căn, H.Ngọc Hiển. Từ năm 2018 đến nay, đã có trên 3,4 km bờ sông bị sạt lở. Qua khảo sát, tỉnh Cà Mau hiện có 27 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài gần 38 km. Đáng chú ý là xuất hiện 8 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao với chiều dài trên 4,8 km, liên quan đến hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống, kinh doanh.
|
|
Những hộ nghèo khó chưa có tiền sửa chữa ngôi nhà của mình, đành tạm gia cố, hoặc gắng gượng sống lay lắt trong căn nhà của mình, kèm với đó là nỗi lo lắng triền miên. Họ không biết rồi đây, căn nhà của họ có còn trụ vững trước con nước triều cường biến thiên, trước những con sóng, hay sẽ lại bị xóa sổ...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tranh thủ các nguồn vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng để đầu tư hệ thống kè chống sạt lở phía biển đông và ven sông của tỉnh. Tuy nhiên cho đến nay, một số cửa biển hiện có làm hệ thống kè ở cửa Tân Thuận (huyện Đầm Dơi), cửa Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) và một phần khu vực biển tại Đất Mũi. Nhìn chung, kết quả của việc đầu tư này là các điểm trên giảm hẳn việc sạt lở.
Để tiếp tục bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản người dân, tỉnh Cà Mau vừa đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 947 tỷ đồng để khắc phục 8 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Nhiều đoạn rừng phòng hộ rất xung yếu trên đê biển Đông đã bị sóng biển đánh trôi.
Nguồn lực tài chính và con người là rất hạn chế. Tuy nhiên, quyết tâm giải quyết tình trạng sạt lở ở Cà Mau hiện nay là cấp thiết và cần được đẩy lên cao hơn. Những bước đi khởi đầu dù muộn và chưa cải thiện tốt tình hình, nhưng cũng góp phần hạn chế dần tình trạng sạt lở đáng báo động này.
|
Bình luận (0)