Tuy nhiên, những người “trong cuộc” cho rằng nhiều người dân và thậm chí là đồng nghiệp của họ trong ngành y vẫn có những quan niệm chưa đúng về bác sĩ gia đình (BSGĐ).
Chỉ khám cho người già yếu, tàn tật?
|
|
Theo quyết định này, phòng khám BSGĐ hướng đến mục tiêu chung là: Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện.
Cũng theo quyết định trên, mô hình phòng khám BSGĐ bao gồm: Trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình; Phòng khám BSGĐ tư nhân (bao gồm cả phòng khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có nhu cầu hoạt động theo mô hình phòng khám BSGĐ); Phòng khám BSGĐ thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước).
Tại Bệnh viện Quận 2, TP.HCM, chúng tôi gặp chị Nguyễn Huỳnh Phương Thảo (25 tuổi) đang khám bệnh theo hình thức phòng khám BSGĐ. Chị Phương Thảo cho hay: “Lúc đầu, tôi cũng chưa rõ mô hình này như thế nào, nghe BSGĐ thì cứ nghĩ là họ sẽ tới tận nhà nhưng không hẳn vậy. Đến khám ở đây, tôi không phải chờ đợi lâu. Bác sĩ chu đáo, hỏi han tận tình như người nhà, tạo cho tôi không có cảm giác xa lạ”.
Đang ngồi chờ đến lượt tại phòng khám BSGĐ Bệnh viện Quận 10, bà Nguyễn Thị Lụa (55 tuổi) chia sẻ: “Khám ở đây được chọn bác sĩ, được tư vấn rõ hơn. Nếu bệnh nặng, phòng khám sẽ ký giấy chuyển viện cho chúng tôi”.
Tuy nhiên, số người biết và tìm đến phòng khám BSGĐ như trên còn khá... “khiêm tốn”.
Khi chúng thăm dò ý kiến, nhiều người dân cho hay họ chưa từng nghe về BSGĐ. Không ít người lập luận chắc nịch: “Đã gọi là BSGĐ thì dĩ nhiên ổng phải đến tận nhà khám bệnh!”.
tin liên quan
Thành lập 240 phòng khám bác sĩ gia đìnhNgày 1.5, ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết:
Bà Dương Thị Ba (60 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM) bộc bạch: “Tôi cũng không rõ BSGĐ là gì, chỉ nghe mấy đứa cháu ở nhà nói bây giờ có dịch vụ gọi điện thoại bác sĩ đến nhà khám bệnh”.
Tương tự, chị Nguyễn Thùy Linh (P.10, Q.Tân Bình) cho rằng đây là một hình thức khám bệnh được lập ra để chăm sóc sức khỏe cho những người giàu.
Chị Thái Thị Thùy Ngân (ngụ ở P.16, Q.11) góp chuyện: “Trước đây, nhà tôi cũng hay mời BSGĐ đến nhà khám bệnh, kê toa thuốc cho bà nội tôi. Tôi thấy BSGĐ chỉ cần cho những gia đình neo đơn hoặc những người già yếu, tàn tật không đi lại được. Còn những đối tượng khác đều đến thẳng bệnh viện, để nếu cần thì làm xét nghiệm này nọ nữa…”.
Bác sĩ gia đình khám cho bệnh nhân tại Phòng khám BSGĐ Q.10, TP.HCM - Ảnh: Lương Ngọc |
Mỗi người hiểu một kiểu
Trên thực tế, việc tới tận nhà khám, điều trị chỉ chiếm một nội dung nhỏ và không bắt buộc trong số những chức năng, nhiệm vụ của BSGĐ. Tuy vậy, ngay cả người trong ngành y cũng có những góc nhìn khác nhau về BSGĐ.
Một BSGĐ có nhiều năm kinh nghiệm, đang công tác trong một bệnh viện lớn tại TP.HCM chia sẻ: “Trước giờ có nhiều người suy nghĩ không đúng rằng BSGĐ là chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ gia đình đó hoặc khám sức khỏe tại gia đình. Thực ra, BSGĐ là chăm sóc sức khỏe của cá nhân trong bối cảnh gia đình”.
Vị bác sĩ này giải thích: Chẳng hạn, cần phải biết bệnh nhân này sống trong gia đình như thế nào? Nếp sống, văn hóa, ba mẹ, nghề nghiệp, bệnh lý ra sao? Ai là người nấu ăn cho anh ta? Ai là người thương yêu anh nhất? Những khi gặp sự cố hay bị chấn động về tâm lý, ai sẽ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng, hỗ trợ nhiều nhất cho anh? Một sự căng thẳng, tâm sự của thanh thiếu niên dẫn đến việc tự tử, BSGĐ cũng có nhiệm vụ làm việc với ba mẹ em này để cho họ biết đứa con họ đang trong tình trạng nào… Như vậy, BSGĐ không những quan tâm về mặt bệnh lý mà còn kể cả về mặt tâm lý.
tin liên quan
Đào tạo miễn phí hơn 1.000 bác sĩ gia đìnhĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa công bố chương trình đào tạo miễn phí hơn 1.000 bác sĩ gia đình, nhân viên y tế tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, dưới sự tài trợ của công ty dược phẩm Pfizer.
“BSGĐ là chăm sóc suốt cả vòng đời của bệnh nhân trong bối cảnh gia đình. BSGĐ rộng lắm chứ không phải là khám bệnh tại nhà, khám cho gia đình mà là chăm sóc sức khỏe, quản lý bệnh từ tuyến y tế cơ sở”, vị bác sĩ này nói.
Trong khi đó, tiến sĩ - bác sĩ Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM kiêm Chủ tịch Trung tâm cấp cứu Vạn Khang SOS, cho rằng: “Đã nói là BSGĐ phải gắn liền với gia đình, là bác sĩ thân thiết với bệnh nhân như gia đình. Khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, họ vẫn phải theo để báo tình hình sức khỏe đã theo dõi”.
Bác sĩ Lê Trường Giang nói thêm: “BSGĐ không bắt buộc phải đến nhà bệnh nhân. Đến nhà mà không có sự gắn bó thì cũng chưa chắc bằng những người bác sĩ không đến nhà mà gắn bó. Cho nên ai đến với ai là do nhu cầu, thí dụ người này già yếu quá người ta không đi được thì BSGĐ nên tới nhà, còn người khỏe sẽ tìm đến BSGĐ. Chi tiết đến gia đình mới là BSGĐ là không phải, chữ gia đình ở đây là sự gắn bó”. (còn tiếp)
Ngày 15.7.2016, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc
nhằm triển khai thực hiện kế hoạch phát triển mô hình phòng khám BSGĐ,
giai đoạn 2016-2020. Theo báo cáo, sau 3 năm triển khai thực hiện đề án
BSGĐ (2013 - 2015) tại 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng,
Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang, chương
trình đã đạt được một số kết quả bước đầu. Đặc biệt, đến tháng 12.2015
đã thành lập được 240 phòng khám BSGĐ tại 6 tỉnh, thành phố. Theo đó,
các phòng khám BSGĐ đã thực hiện được 3.812 ca cấp cứu, khám chữa bệnh
cho 807.720 lượt; thực hiện 12.024 ca thủ thuật và chuyển tuyến 14.440
ca; khám bệnh tại nhà hơn 3.094 ca và hơn 10.000 cuộc tư vấn, phục hồi
chức năng.
Theo báo cáo, việc triển khai hoạt động BSGĐ hiện còn gặp nhiều khó
khăn, thách thức, như: Nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia đình
còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu; Chưa hấp dẫn tư nhân tham gia
thành lập phòng khám BSGĐ, nên các phòng khám BSGĐ tư nhân còn quá ít;
Người dân còn chưa hiểu về mô hình phòng khám BSGĐ…
|
Bình luận (0)