Prebiotic là những thực phẩm mà các lợi khuẩn ăn. Do đó, để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn cần bổ sung nhiều prebiotic trong khẩu phần ăn.
Probiotic thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách sản xuất các enzym cần thiết, ngăn cho các vi sinh vật có hại phát triển bằng cách sản xuất kháng khuẩn, và các hợp chất chống nấm, tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, giảm nồng độ độc tố trong đường ruột, tổng hợp nhiều loại vitamin mà cơ thể cần, chẳng hạn như axit folic, vitamin B12 và vitamin K2…
Thực phẩm và chứng trướng bụng
Trướng bụng có thể xảy ra đối với những người ăn uống kỹ lưỡng nhất. Một số loại rau quả và đậu các loại có thể khiến bao tử phình to một cách không kiểm soát, trong khi gia vị cũng bị đổ lỗi gây sình bụng.
Vậy làm cách nào để tăng lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể? Cách dễ dàng nhất là thêm các chế phẩm sinh học cho hệ tiêu hóa bằng cách thêm các loại thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống. Bắp cải muối, kim chi, pho mát, sữa chua, bơ và một vài loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua lợi khuẩn, thực phẩm chức năng chứa lợi khuẩn…
Còn với prebiotic, bạn có thể bổ sung những thực phẩm sau đây để tạo thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, nhằm tốt cho hệ tiêu hóa, chẳng hạn chuối, hành, tỏi, mật ong, ngũ cốc, atisô, và rau diếp.
Bác sĩ ơi: Bị ngộ độc thực phẩm, phải làm gì đầu tiên?
Được biết, biến chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là mất nước, và mất nước nghiêm trọng có thể gây tử vong, vậy khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên cần phải làm là gì? ([email protected])
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, việc sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa và xà phòng kháng khuẩn, tiếp xúc quá nhiều với chất độc, uống nước clo, và uống thuốc kháng sinh đều có thể giết chết vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Cũng hữu ích khi tránh các loại đường tinh chế và carbohydrate chế biến vốn là những thực phẩm nuôi các vi khuẩn có hại và nấm men trong cơ thể, làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Bình luận (0)