Ở
Sài Gòn, có thể thấy rõ sự giao thoa văn hóa và nét tương đồng giữa người miền Nam và người Hoa qua ẩm thực dịp Tết Đoan Ngọ.
TS Nguyễn Ngọc Thơ,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã từng lý giải về nguồn gốc Tết Đoan Ngọ trên
Thanh Niên rằng, mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau
tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Nửa năm.
“Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 1 giờ chiều). Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu
chuỗi ngày nóng nhất trong năm”.
TS Thơ giải thích, Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có cùng khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gây dựng nên.
Chợ Xã Tây thuộc quận 5 bày bán các loại bánh của người Hoa và người Việt nhân dịp Tết Đoan Ngọ
|
Về vị trí địa lý, khu vực này nằm dọc hai bên chí tuyến bắc nên có mùa hè oi bức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chính nghề trồng lúa nước đã buộc người nông dân phải quan sát
thời tiết nên nhờ vậy, phong tục Tết Đoan ngọ hình thành.
Như vậy, tuy có cùng chung cái Tết nhưng văn hóa hai bên vẫn có rất nhiều nét rất khác nhau. Người miền Nam ưa lối sống dân dã, giản dị trong tục lệ, không cầu kỳ nên Tết Đoan Ngọc chỉ cần bánh ú tro và cơm rượu là đủ. Bánh ú tro vốn chứa chất kiềm nên khi ăn lúc trời nóng làm mát cơ thể, cơm rượu theo dân gian có tác dụng "giết sâu bọ" vào những ngày khí dương thịnh, chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh. Tất nhiên, nhiều gia đình
miền Nam sẽ có thêm chè trôi nước, hoa tươi, bánh ú tro, trái cây... để cúng trong ngày này.
Bánh ú tro gói lá tre kiểu miền Nam
|
Người miền Nam mua bánh ú tro về cúng dịp Tết Đoan Ngọ
|
Nếu đi chợ truyền thống ở khu vực quận 5, quận 11, nơi người miền Nam và người Hoa đã sống cùng nhau từ lâu đời thì bạn sẽ thấy món bánh tro (bánh gio) của người Hoa và người miền Nam giống nhau, cùng là nếp nấu với nước tro, không nhân hoặc nhân đậu xanh ngọt. Tuy nhiên, người miền Nam sẽ mua cơm rượu nhiều hơn người Hoa, còn người Hoa bên cạnh việc mua bánh tro thì mua món bánh chính của họ là bánh ú bá trạng để về cúng tổ tiên.
Bánh bá trạng của người Hoa dịp Tết Đoan Ngọ, nhân mặn gồm thịt, lạp xưởng, trứng muối, tôm khô, nấm...
|
Bánh chưng kiểu người Hoa gồm đậu xanh, thịt, trứng muối cũng được người miền Nam ưa thích vì hợp khẩu vị
|
Tại chợ Xã Tây nằm trên đường Nguyễn Trãi quận 5, có rất nhiều quầy bánh của người Hoa bán bánh bá trạng, bánh tro, bánh chưng kiểu người Hoa, bánh ú... của người Hoa. Tại quầy người Việt thì chỉ có bánh tro và cơm rượu vò viên kiểu miền Nam.
Riêng món bánh bá trạng và bánh tro người Việt đều thấy gói bằng lá tre (lá tre miền Nam rất to và dài), cho ra màu xanh đẹp mắt, có nhiều loại bánh tro gói bằng lá chuối.
Hai món bánh ú tro và cơm rượu được người miền Nam mua nhiều nhất dịp Tết Đoan Ngọ
|
Bánh ú tro có màu rất đẹp nhờ nếp ngâm nước tro
|
Ngoài ra chợ truyền thống cũng bán những bó cây mang ý nghĩa "trừ tà" như lá liễu, khuynh diệp, ngũ trảo để treo trước nhà. Riêng bó lá cây của người Hoa thì có thêm xương rồng. Khi treo phơi khô thì có thể mang lá cây này nấu nước tắm, giúp trừ bệnh tật.
Lá trừ tà bán rất nhiều ở chợ truyền thống
|
Lá trừ tà của người Hoa có thêm nhánh xương rồng
|
Lá trừ tà của người Việt không có nhánh xương rồng
|
Những lý giải về văn hóa ẩm thực chỉ nhìn ở một vài khía cạnh thì cũng là chưa bao quát. Rất mong quý độc giả Thanh Niên có thêm nhận xét về chủ đề này ở phần bình luận cuối bài.
|
Bình luận (0)