Anh Nguyễn Thành Giang (ở tổ 6, khu phố 2, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) vừa trình báo cơ quan chức năng về việc 49 triệu đồng trong tài khoản bị “bốc hơi” chỉ trong nháy mắt, khi anh nghe lời hướng dẫn “nhấp chuột” thực hiện vài thao tác đơn giản của một người lạ.
Người này đề nghị chuyển tiền từ Mỹ về giúp đỡ người dân miền Trung vùng bão lụt, thuộc chương trình mà anh Giang đang khẩn thiết vận động.
tin liên quan
Nguy cơ mất tài sản vì dự án… lừa ở TP.HCM!Hàng loạt căn hộ bán cho hai người, chủ đầu tư bỏ trụ sở và lảng tránh khách hàng. Dù đơn thư kêu cứu đã gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng đến nay sự việc vẫn rơi vào im lặng...
Buổi sáng cùng ngày, anh Nguyễn Thành Giang cũng liên hệ với ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Quảng Nam để “phong tỏa” toàn bộ tài khoản của mình để cho công an Quảng Nam tiến hành điều tra. Được biết, anh Nguyễn Thành Giang là người mà cộng đồng mạng quen mặt với các hoạt động thiện nguyện ở miền Trung.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, anh Nguyễn Thành Giang cho biết: “Chiều qua có tài khoản Facebook cá nhân tên là Dong Pham vào kết bạn, nhắn tin với tôi nói là ở Mỹ, muốn chia sẻ 20 triệu đồng giúp bà con hoạn nạn. Tôi mọi lần đều hết sức tỉnh táo trước các kiểu lừa đảo hay inbox gạ gẫm, nhưng không bao giờ làm theo. Vậy mà không hiểu sao lần này, tôi…sập bẫy nhanh như vậy”.
Mọi việc bắt đầu bằng lời mời kết bạn anh Giang và vài câu trao đổi nhẹ nhàng và tình cảm từ Dong Pham: “Hello em. Anh có theo dõi các hoạt động thiện nguyện, anh rất mến và cảm phục em. Anh tên là Đông. Mr Đông, sinh năm 1958, chắc có lẽ gọi bằng anh nhé. Anh ở Cali Hoa Kỳ, anh rất xót người dân Việt Nam mình đang phải gánh chịu thiên tai, anh xin góp một chút với em để cùng em chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn nhé. Anh rất vui khi em thông tin lại cho anh sớm. Vì múi giờ không cùng nhau nên cũng bất tiện…”.
tin liên quan
Cảnh báo trục lợi bằng những bài viết thảm thương trên facebookLợi dụng sự lan truyền nhanh chóng từ mạng xã hội facebook và lòng tốt của mọi người, nhiều tài khoản facebook đăng tải thông tin người bệnh hết sức thảm thương để kêu gọi giúp đỡ, kèm theo các số tài khoản nhận tiền.
Người lạ mặt tiếp tục viết: "Hiện tại em có tổ chức thiện nguyện đến những vùng vừa chịu bão lũ vừa qua không. Từ nay nếu có khó khăn và cần gì, em cứ nói để anh góp một chút khả năng nha. Bây giờ anh sẽ gởi 20 triệu VNĐ cho em để ủng hộ em giúp đỡ những người khó khăn. Cố lên em nhé”. Mừng như bắt được vàng vì có thêm nhà hảo tâm hỗ trợ, anh Giang cảm động nhắn tin cám ơn rối rít.
Dong Pham xin địa chỉ email anh Giang rồi đưa đường link qua đây trước khi hướng dẫn anh Giang vào đường link, sau đó nhập các thông số về thẻ ngân hàng, thậm chí là mã OTP (gửi về tin nhắn điện thoại anh Giang) "để tiền tới nhanh chóng".
Vì cả tin và mong nhận được thêm những khoản tiền ủng hộ cho bà con nghèo khổ, anh Giang gần như không có gì đề phòng, vô tư làm theo hướng dẫn. Mặc khác, anh lại không rành giao dịch điện tử quốc tế lẫn trong nước, nên anh đã nhanh chóng bị mất tiền. Khi tin nhắn báo về điện thoại rằng tài khoản bị trừ hơn 49 triệu đồng, anh Giang mới biết mình bị lừa”.
Ngay sau khi lừa được tiền, Dong Pham đã chặn Facebook ngay đối với anh Giang. Hiện nay, vì số tiền bị mất cắp quá lớn nên anh Nguyễn Thành Giang đang cố gắng nhờ bạn bè và người thân tìm cách khắc phục trong thời gian sớm nhất, mong kịp có đủ tiền để trao cho người nghèo. Đại diện ngân hàng Vietcombank Quảng Nam cho biết, đơn vị cũng đang phối hợp cùng cơ quan điều tra. “Trường hợp của tôi là bài học kinh nghiệm cho các anh em làm việc thiện nguyện, phải cảnh giác với những Facebook lạ xin kết bạn rồi sử dụng nhiều lời cam kết, hứa hẹn đường mật dễ khiến chúng ta mất cảnh giác”, anh Giang cảnh báo.
Hiện anh Giang đã đăng thông báo tạm ngưng nhận tiền ủng hộ thiện nguyện vào tài khoản Vietcombank của cá nhân, để tránh mọi rủi ro tiếp theo, cho đến khi ngân hàng cho phép tài khoản này hoạt động trở lại.
tin liên quan
Bùng phát lừa đảo điện thoại quốc tếLiên tiếp các ngày gần đây, hàng loạt thuê bao của nhà mạng MobiFone, Viettel, Vinaphone... trở thành nạn nhân của các cú điện thoại “ma”, lừa đảo xuyên biên giới từ châu Phi.
Toàn bộ quy trình lừa đảo của người nhắn tin ngỏ ý hỗ trợ bà con bị thiên tai, lũ lụt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo một chuyên viên ngân hàng: “Đường link đối tượng xấu cung cấp cho chủ tài khoản thẻ để dẫn đến việc mất cắp thông tin tài khoản và mật khẩu cá nhân để người khác dễ dàng đăng nhập. Sau khi đối tượng thực hiện các thao tác giao dịch ngân hàng trực tuyến, mã OTP sẽ được gởi đến điện thoại cá nhân đăng ký Internetbanking với ngân hàng, đây là khâu cuối cùng để hoàn tất thủ tục, được xem như lớp bảo mật thứ hai cho những tài khoản ngân hàng điện tử. Mã xác thực OTP là một chuỗi số hoặc một chuỗi kết hợp cả số với ký tự. Nhưng khác mật khẩu thông thường, mã xác thực OTP được tạo ra ngẫu nhiên không phải từ người dùng, chỉ sử dụng được một lần và sau đó không còn tác dụng. Thậm chí, thời hạn của mật khẩu OTP thường rất ngắn, có thể chỉ sau 30 giây, 60 giây hay một vài phút, nó sẽ vô tác dụng và lại được thay thế bằng mã mới. Khi nhận được tin nhắn mật khẩu OTP này chỉ cần vài thao tác trên mạng thì giao dịch sẽ đươc hoàn tất. Nếu để lộ hay bị đánh cắp tài khoản và mật khẩu chính, kẻ xấu cũng không thể đăng nhập hay thực hiện giao dịch, chuyển tiền nếu không có mã OTP, để thấy tầm quang trọng của OTP như thế nào. Vì vậy, chủ tài khoản không nên gởi mã OTP này và thực hiện những yêu cầu của người lạ để dễ dàng bị lợi dụng”.
Bình luận (0)