Đôi vợ chồng họa sĩ già và tình yêu biển đảo

21/02/2016 10:57 GMT+7

Bằng khả năng hội họa cùng tình yêu của mình với vùng đất sinh sống, ông bà đã “dời” những cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, tuyệt đẹp của Côn Đảo vào những bức tranh, bức họa đầy màu sắc.

Bằng khả năng hội họa cùng tình yêu của mình với vùng đất sinh sống, ông bà đã “dời” những cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, tuyệt đẹp của Côn Đảo vào những bức tranh, bức họa đầy màu sắc.

Hai vợ chồng họa sĩ già ở Côn Đảo - Ảnh: Tâm NgọcHai vợ chồng họa sĩ già ở Côn Đảo - Ảnh: Tâm Ngọc
Bà tên Nguyễn Thị Anh Thư (57 tuổi), ông là Đoàn Hữu Hoài Minh (67 tuổi). Bà Thư kể, thời trẻ, cô học trò Anh Thư và anh lính Hoài Minh đến với nhau từ tình yêu hội hoạ. Ông bà có một chuyện tình đẹp cũng từ đó.
Thời ấy, những anh lính thường có phương thức tìm bạn bè, người yêu bằng cách tự giới thiệu trên báo. Trong số rất nhiều thư của các cô gái gửi đến, anh Minh chọn ra một bức có dòng chữ nắn nót, sắc sảo và đầy nữ tính để hồi đáp.
Thư đi tin lại được ít lâu thì anh ngỏ ý xin cô gái tên Nguyễn Thị Anh Thư một tấm hình để biết mặt. Cô lém lính cắt hình khuôn mặt bé tí teo trong bức hình nhỏ chụp chung với cả lớp. Từ bức hình chỉ bằng hạt đậu ấy, anh lính tài hoa phác họa thành một bức chân dung tuyệt đẹp với ngàn cánh hồng ôm lấy gương mặt cô và gửi lại cho cô.
Trước ngày giải phóng, cô bé Thư được gia đình chắt chiu cho đi học lớp hội họa. Tại đây, cô được học cách phối màu, chia bố cục… cơ bản của hội họa. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn ngủi, cô buộc phải gác lại đam mê của mình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Hai vợ chồng hoạ sĩ già ở Côn Đảo 3
“Biển Côn Đảo trong sương sớm”, một trong những bức tranh tâm đắc của bà Thư - Ảnh: Tâm Ngọc
Sau giải phóng, hai vợ chồng trẻ lại phải vật lộn với cuộc sống riêng tư gian khó của thời cuộc. Đến ngày ra Côn Đảo xây dựng lại từ đầu ở vùng đất mới, ông bà hẹn nhau đến ngày thảnh thơi sẽ dành sống cho đam mê thời trẻ. Vậy là ngay khi bà nghỉ hưu, cả hai ông bà đã gom góp số tiền dành dụm được đầu tư cho việc mua nguyên liệu làm tranh. Tất cả đều được chọn lọc từ TP.HCM gửi ra đảo.
Bà Thư chia sẻ: “Sống hơn nửa đời người ở vùng đất này rồi, chúng tôi muốn tự mình ghi lại những hình ảnh đã in sâu trong tâm trí. Côn Đảo quá đẹp! Ngày nào cũng có những vẻ đẹp muốn thể hiện lên tranh. Cũng một cảnh đó thôi nhưng mỗi thời khắc, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng”.
Với hai ông bà, việc vẽ tranh giống như một cách để ghi nhớ lại lịch sử.
“Trước năm 1983, lúc đó Côn Đảo còn rất nguyên sơ, cây cối còn um tùm. Bây giờ Côn Đảo khác xưa nhiều. Những bức tranh vẽ lại để người ta biết được những vẻ đẹp của thị trấn nhà tù, di tích”, bà Thư cho biết.
Hai vợ chồng hoạ sĩ già ở Côn Đảo 4Phòng khách là nơi trưng bày những bức họa - Ảnh: Tâm Ngọc
Khi hỏi vì sao ông bà lại chọn việc vẽ tranh khi đã ở cái tuổi mà sức khỏe không còn dồi dào, sao không nghỉ ngơi thảnh thơi…, ông bà cười bảo: “Vẽ tranh, là một việc rất nhẹ nhàng chứ không mất nhiều sức lực đâu. Hơn nữa, với chúng tôi, nó là cái gì đó ngọ ngoạy trong người, thôi thúc chúng tôi. Không vẽ không được. Mỗi khi vẽ xong một bức hoạ, cả hai đều ngủ rất ngon, giải tỏa được năng lực gì đó trong người. Vẽ cho đã đi đã, bán được hay không là còn tùy duyên...”.
Bà Thư thổ lộ: “Mỗi ngày, tôi đều suy nghĩ làm sao tìm được những góc cạnh mới để vẽ tranh. Sau này, chia cho con mỗi đứa vài tấm chứ không có vàng bạc của cải gì khác. Rồi tặng cho những người thân quen bức họa làm kỷ niệm để nhắc nhớ Côn Đảo...”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.