Giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất của một năm, cột mốc tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới. Đó cũng là thời khắc sum vầy quan trọng của mỗi mái ấm gia đình. Nhưng với bác sĩ Nguyên, khi tràng pháo hoa sáng bừng trời đêm Hà Nội, nhạc xuân rộn ràng trên sóng truyền hình, cũng là lúc mồ hôi ông tuôn rơi trong ca cấp cứu.
“Công việc của tôi là can thiệp tim mạch, cấp cứu đêm hôm bất thình lình. Những bệnh khác có thể chờ được, chứ tim mạch thì chỉ trễ vài giây là có thể mất đi mạng sống một người,” vị bác sĩ sinh năm 1979 trần tình với chúng tôi như vậy.
Bệnh lý tim mạch những năm qua tăng cao, áp lực công việc của những bác sĩ trong ngành ngày càng tăng. Trực xuyên tết đã trở thành điều rất đỗi bình thường của họ. Có lúc vừa ngơi công việc, ngả lưng chợp mắt được ít phút thì lập tức bị tiếng chuông điện thoại dựng dậy báo hiệu một ca cấp cứu khác.
Khoa Khám bệnh và cấp cứu tim mạch thì đầu của Bệnh viện E đều đặn đón nhận những ca nhập viện đột xuất trong dịp tết; bên cạnh đó các y bác sĩ tiếp tục chăm sóc và điều trị chu đáo cho những bệnh nhân đang nằm viện. Có lẽ không gì buồn hơn là đón tết trên giường bệnh, những người khoác áo blouse trắng thấu hiểu điều này. Để khuây khỏa nỗi lòng của những người kém may mắn ấy, khi năm mới gõ cửa, bác sĩ Nguyên và các y bác sĩ khác ân cần đến từng giường bệnh thăm hỏi, chúc tết, mừng tuổi bệnh nhân, động viên họ an tâm điều trị. Bác sĩ Nguyên tâm sự, ông hy vọng những lời chúc tết, những phong bao lì xì đỏ đượm không khí xuân sẽ phần nào giúp người bệnh vơi nỗi nhớ nhà và giúp họ mạnh mẽ hơn trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.
Mỗi khi năm mới về, không chỉ chạnh lòng khi chứng kiến những hoàn cảnh thiếu may mắn phải đón tết trong bệnh viện, bác sĩ Nguyên cho biết, trong sâu thẳm trái tim ông thỉnh thoảng dấy lên cảm giác áy náy với vợ con vì sự vắng mặt của mình: “Giao thừa năm nào cũng vậy, tôi đều ở lại bệnh viện. Vợ con đón giao thừa ở nhà rồi đi ngủ”. Nhưng để chọn lựa, ông vẫn sẽ chọn lựa dành tết cho bệnh nhân, bởi họ cần ông hơn cả!
Thấu hiểu sự tận tụy với bệnh nhân và nỗi vất vả của chồng, vợ bác sĩ Nguyên thu xếp công việc của mình, trở thành người gánh vác chính việc gia đình để chồng yên tâm công tác. Có lẽ vì thế, mái ấm của gia đình ông luôn rộn ràng niềm vui. “Tôi thật may mắn khi có được người vợ hiểu mình, giúp tôi duy trì được tình yêu công việc và có một gia đình hạnh phúc”, bác sĩ Thảo Nguyên chia sẻ với niềm trân trọng người bạn đời.
Tôi hỏi ông: “Kế hoạch tết năm nay của bác sĩ thế nào?”. Ông đáp giọng vui vẻ: “Có lẽ vẫn là “công thức” cũ: trực bệnh viện, đón giao thừa cùng bệnh nhân và cán bộ nhân viên”.
Trong giọng nói của bác sĩ, tôi cảm nhận được một sự mãn nguyện. Mãn nguyện vì được làm công việc mà mình yêu thích, được làm người trao Tết sum vầy đến những bệnh nhân mà ông hết sức đồng cảm, và có gia đình làm chỗ dựa vững chắc để mỗi khi về nhà ông luôn cảm nhận được sự chăm sóc ân cần, ấm áp của vợ con.
Chuyến xe mùa xuân
Tại TP.HCM: Liên hệ Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM (33 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Bến Nghé, Q.1).
ĐT: 08.38277981.
2. Tại Hà Nội: Văn phòng Hội Sinh viên TP.Hà Nội (số 14 Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). ĐT: 04.39369268.
3. Tại TP. Đà Nẵng: Ban Thanh niên trường học Thành đoàn TP. Đà Nẵng: đường Xuân Thủy, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng.
ĐT: 0511.3695627.
Ngoài ra, bạn đọc có thể đăng ký vé qua trang web: www.tetsumvay.vn
|
Bình luận (0)