Thông điệp từ cuộc họp báo chung của Thủ tướng Thụy Điển và người đồng cấp Phần Lan dễ khuấy động chính trường về việc 2 nước gia nhập NATO và 2 nước sẽ tham vấn chặt chẽ cùng nhau để cùng đưa ra quyết định cuối cùng.
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và người đồng cấp Phần Lan Sanna Marin |
Reuters |
Hiện có đánh giá rằng 2 nước trên sẽ đệ đơn xin gia nhập NATO trước cuộc gặp cấp cao tới của khối này.
Đối với NATO, việc thu nạp 2 nước theo đuổi chính sách trung lập trên chẳng khác gì cầu được ước thấy và sẽ rất dễ dàng cũng như nhanh chóng. Nếu Thụy Điển và Phần Lan trên danh nghĩa chính thức từ bỏ chính sách trung lập truyền thống để gia nhập NATO thì lợi đơn ích kép vô cùng đối với thể diện, uy danh và đối với cả chiến lược của khối đối phó Nga.
Nhưng đối với Thụy Điển và Phần Lan thì chuyện này lại không hề đơn giản vì rất nhạy cảm về chính trị an ninh châu lục và chính trị xã hội nội bộ.
Nga đe dọa triển khai vũ khí hạt nhân, bội siêu thanh nếu Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO |
Chiến sự hiện tại ở Ukraine khiến người dân Phần Lan và Thụy Điển lo ngại, nhưng không phải lo ngại sâu sắc đến mức có sự đồng thuận sâu rộng về sự cần thiết phải gia nhập NATO để đảm bảo an ninh. Tuy không là thành viên nhưng 2 nước này đã có mối quan hệ hợp tác rất chặt chẽ và sâu rộng với NATO.
Vì thế, dự định trên của 2 thủ tướng Thụy Điển và Phần Lan trước mắt là “cú đòn gió” nhằm thể hiện trước cử tri là rất quan tâm và dành ưu tiên cầm quyền cao cho chuyện đảm bảo an ninh, đồng hành cùng NATO trong việc gia tăng áp lực đối với Nga và đồng thời chuẩn bị dư luận cho kịch bản xin gia nhập NATO khi thấy bộc lộ rõ chiều hướng kết cục chiến sự ở Ukraine. Đòn gió hiện tại đỡ cho đòn thật và chuẩn bị cho đòn thật khi cần đòn thật.
Bình luận (0)