'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học

09/12/2023 09:10 GMT+7

'Dòng chảy kết nối' là trưng bày nghệ thuật đầu tiên tại Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (Hà Nội).

Tác phẩm Mặt nạ nghê đặt như hai bên cánh cửa của TS Trần Hậu Yên Thế đã thu hút rất nhiều người tới chụp ảnh cùng trong triển lãm nghệ thuật Dòng chảy kết nối

Trong tác phẩm này có thể thấy cùng lúc cả quá trình nghiên cứu truyền thống, lẫn sáng tạo và tái sinh truyền thống của TS Thế. Đó cũng là tinh thần của nhiều tác phẩm khác trong Dòng chảy kết nối

Sự kiện này đánh dấu sự phát triển của khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng như định hướng phát triển liên ngành và nghệ thuật dựa trên nền tảng liên ngành, xuyên ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội. Triển lãm sẽ diễn ra tại Đại học Quốc gia Hà Nội, từ 8 - 28.12.

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 1.

Mặt nạ nghê của TS Trần Hậu Yên Thế

BTC

Dòng chảy kết nối lấy ý tưởng kết nối với dòng chảy lịch sử từ Trường Mỹ thuật Đông Dương xưa tới Đại học Quốc gia Hà Nội nay với truyền thống giáo dục khai phóng và liên ngành về nghệ thuật. 

Truyền thống của Trường Mỹ thuật Đông Dương với các ban Mỹ thuật, ban Kiến trúc và ban Nghệ thuật ứng dụng đã được nối tiếp ở khoa Các khoa học liên ngành trong 3 lĩnh vực: nghệ thuật thị giác, thiết kế sáng tạo, kiến trúc và thiết kế cảnh quan.

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 2.

Mời vào, tác phẩm liên quan đến nghiên cứu khu tập thể cũ Hà Nội

BTC

Ban tổ chức cho biết, các tác giả tham gia trong triển lãm này không chỉ là những giảng viên, mà còn là những người thực hành sáng tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực nghệ thuật. Triển lãm là những lát cắt, những nét chấm phá giới thiệu đời sống thực hành nghệ thuật thường nhật của các tác giả.

Chính vì thế, trong Dòng chảy kết nối có thể gặp được TS Nguyễn Thế Sơn với các tác phẩm nhiếp ảnh phù điêu về phố xưa, khu tập thể cũ mà anh thường mô tả trong hơn mười năm nay. 

Cũng có thể gặp những tác phẩm gốm của TS Nguyễn Thu Thủy với kỹ thuật làm chủ màu men rất linh hoạt. TS Lê Phước Anh lại giới thiệu các tác phẩm kiến trúc mình từng thiết kế. NTK Lê Hà mang tới bộ sưu tập Hòa quyện văn hóa với những suy tư về kỹ thuật sáp ong nhuộm chàm. 

Thực hành nhiếp ảnh của Ngô Xuân Phú và Lê Việt Khánh cũng mang tới những tác phẩm nhiếp ảnh không chỉ đẹp như hội họa mà còn cả những tâm tư về thái độ sáng tác, ứng xử với nhân vật với cảnh quan…

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 3.

Tượng gốm Nàng của TS Nguyễn Thu Thủy

BTC

Các chất liệu và phương tiện nghệ thuật xuất hiện trong Dòng chảy kết nối rất đa dạng, từ những chất liệu hội họa truyền thống như sơn mài, sơn dầu, tranh lụa, điêu khắc, tranh in, thư pháp… cho tới các chất liệu đa phương tiện như nhiếp ảnh, nhiếp ảnh phù điêu, video art, sắp đặt… 

Cùng với đó, các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng như thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa số, cho tới thiết kế nội thất, kiến trúc cũng cùng xuất hiện đan xen tương tác với nhau trong một không gian triển lãm mở, được lên ý tưởng thiết kế hoàn toàn ngẫu hứng.

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 4.

Chân dung con gái của Ngô Xuân Phú

BTC

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 5.

Bản đồ Hà Nội, in khắc gỗ của Thành Vinh

BTC

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 6.

Trùng trùng điệp điệp của Lê Việt Khánh

BTC

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 7.

D8 Thành Công, nhiếp ảnh phù điêu, của TS Nguyễn Thế Sơn

BTC

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 8.

Người và chim, Thái Nhật Minh

BTC

'Dòng chảy kết nối' nghệ thuật trong trường đại học   - Ảnh 9.

Hoa văn thủy ba được thể hiện qua kỹ thuật sáp ong nhuộm chàm, NTK Lê Hà

BTC


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.