Đông Nam Á lo nguy cơ khủng bố sau tình hình mới ở Afghanistan

01/09/2021 05:30 GMT+7

Nhiều nước Đông Nam Á lo ngại nguy cơ các phần tử khủng bố hưởng ứng, xâm nhập, xuất phát từ những chuyển biến nhanh ở Afghanistan.

Theo Nikkei Asia ngày 31.8, cơ quan thực thi pháp luật tại nhiều nước Đông Nam Á đang cảnh giác cao độ trước khả năng các nhóm khủng bố có thể xâm nhập hoặc tăng cường hoạt động.
Nguyên nhân được cho là do việc tổ chức khủng bố ISIS-K tấn công tại sân bay Kabul và Taliban giành quyền kiểm soát ở Afghanistan.

Indonesia lo ngại

Tại Indonesia, đơn vị chống khủng bố thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia, còn gọi là Densus 88, gần đây đã tăng cường theo dõi mạng xã hội và các nguồn khác của những người ủng hộ Taliban, do lo ngại hiệu ứng lan tỏa từ tình hình bất ổn ở Afghanistan.
Vài giờ trước khi tổ chức ISIS-K tấn công tự sát bên ngoài sân bay Kabul hôm 26.8, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã gặp một lãnh đạo của Taliban là ông Sher Mohammad Abbas Stanekzai tại Doha (Qatar).

[VIDEO] Tổ chức khủng bố ISIS-K vừa đánh bom liều chết nhắm vào quân Mỹ tại Kabul là ai?

“Có Taliban hay không thì chúng tôi luôn xem chủ nghĩa cực đoan nội địa là mối lo ngại lớn. Afghanistan không phải là nước duy nhất có thể khuyến khích hay tạo cảm hứng cho những kẻ khủng bố nội địa”, hãng thông tấn Philippines dẫn lời ông nhấn mạnh.
Ông cho biết Philippines đã thỏa thuận chia sẻ thông tin với Indonesia và Malaysia để phòng chống hoạt động khủng bố.
Tại đảo Mindanao ở miền nam Philippines, một số đối tượng muốn thành lập một nhà nước độc lập và các tay súng nổi dậy đã chiến đấu với quân chính phủ trong gần nửa thế kỷ qua.
Vào năm 2017, chính phủ tiến hành chiến dịch 5 tháng sau vụ tấn công ở Marawi trên đảo Mindanao liên quan nhóm Abu Sayyaf, khiến hơn 1.100 người hai bên thiệt mạng.
Một quan chức cấp cao trong quân đội Philippines cho hay hiện có khoảng 200 thành viên của các nhóm khủng bố vẫn hoạt động tại Mindanao.
Các cơ quan thực thi pháp luật Philippines cho rằng các nhóm khủng bố khó có thể phục hồi sức mạnh, do nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước đã bị cắt sau xung đột tại Marawi. Tuy nhiên, quân đội và cảnh sát quốc gia vẫn cảnh giác cao.

Nguy cơ thâm nhập

Tại Malaysia, cảnh sát hôm 28.8 tiến hành điều tra với sự phối hợp của các cơ quan an ninh hải ngoại, sau khi truyền thông đưa tin 2 công dân bị Taliban bắt giữ tại Afghanistan. Cả 2 bị cáo buộc liên quan đến IS.
Cơ quan chức năng Malaysia hiện cảnh giác với nguy cơ những công dân đã đến Afghanistan có thể về nước để tấn công khủng bố.

Với Humvee và Black Hawk, Taliban duyệt binh sau khi Mỹ rút quân

Khi đó, Ngoại trưởng Marsudi kêu gọi đừng để Afghanistan “trở thành nơi sinh sôi của các tổ chức và hoạt động khủng bố”. Indonesia sau đó lên án vụ tấn công khủng bố ở Kabul.
“Có những nhóm ở đất nước này ủng hộ Taliban”, ông Boy Rafli Amar đứng đầu Cơ quan Chống khủng bố quốc gia Indonesia cho biết, đồng thời cam kết sẽ tăng cường kiểm soát.
Trước đó, ông Amar đã có cuộc gặp với thị trưởng Gibran Rakabuming Raka của thành phố Surakarta, còn gọi là Solo. Thành phố này gắn liền với hoạt động của Abu Bakar Ba'asyir, thủ lĩnh tinh thần của nhóm cực đoan Jemaah Islamiyah ở Đông Nam Á.
Cảnh sát quốc gia Indonesia đã bắt giữ 58 thành viên Jemaah Islamiyah từ ngày 12.8-20.8 do nghi ngờ nhóm này lên kế hoạch tấn công khủng bố vào ngày Độc lập Indonesia (17.8).
Các nhóm cực đoan ở Indonesia lâu nay đã đe dọa các mục tiêu của chính phủ vốn muốn tái thiết nền kinh tế thông qua đầu tư nước ngoài và du lịch, sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Những người nước ngoài từng là mục tiêu tấn công khủng bố ở Indonesia. Vào năm 2002, tổ chức Jemaah Islamiyah đánh bom ở Bali khiến hơn 200 người thiệt mạng. Vào năm 2009, các vụ đánh bom khác nhằm vào các khách sạn Marriott và Ritz-Carlton ở Jakarta.
Các thành viên Jemaah Islamiyah được đào tạo quân sự ở Afghanistan vào thập niên 1990 và bị cho là có mối quan hệ với al-Qaeda. Bên cạnh đó, cảnh sát Indonesia cũng theo dõi sát sao tổ chức Jamaah Ansharut Daulah thề trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Philippines cảnh giác

Tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana khi nhắc về vụ tấn công khủng bố ở Kabul đã nói rằng Philippines luôn theo dõi các nhóm cực đoan trong nước.

Lầu Năm Góc: al Qaeda, IS cần 2 năm để trỗi dậy đe dọa trở lại tại Afghanistan

Khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, một số quốc gia Đông Nam Á hy vọng nước này sẽ đóng vai trò lớn hơn trong khu vực. Tuy nhiên, nguy cơ trỗi dậy của các nhóm cực đoan lại đem đến tác động không mong muốn.
Trong cuộc gặp với Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris vào ngày 23.8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đề cập mối liên hệ giữa tổ chức Jemaah Islamiyah với al-Qaeda ở Afghanistan.
“Các tư tưởng và khả năng cực đoan xuất phát từ đó đến khắp khu vực của chúng tôi, và chúng cũng gây đe dọa an ninh ở Singapore”, ông phát biểu.
Việc di tản người Afghanistan cũng gây lo ngại cho khu vực Đông Nam Á về nguy cơ chủ nghĩa cực đoan lan rộng. Người Afghanistan đã trở thành nhóm tị nạn lớn nhất mà Indonesia tiếp nhận, theo tờ The Jakarta Post. Theo đó, có khoảng 7.490 người tị nạn Afghanistan hiện đang ở Indonesia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.