(TNO) Ngân hàng HSBC ngày 9.1 công bố một nghiên cứu có đề tài "Cuộc dịch chuyển vĩ đại: FDI đã chuyển hướng sang các nước Đông Nam Á và Ấn Độ như thế nào".
>> Nhà đầu tư Nhật Bản chiếm gần 50% vốn FDI của Việt Nam
Nghiên cứu nhận định, nếu tính tỷ lệ với GDP, VN là nước đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại ASEAN, sau Singapore.
Nguyên nhân chủ yếu do VN có nguồn lao động giá rẻ nhất trong số các nước ASEAN và môi trường kinh doanh tương đối cạnh tranh. Phần khác, tỷ lệ đô thị hóa vẫn còn thấp ở mức 30% và sẽ tiếp tục tăng tốc trong vài năm tới. Điều này có nghĩa, sự gia tăng năng lực sản xuất từ những người nông dân di cư vào thành phố trong hai thập kỷ qua sẽ còn tiếp tục diễn ra.
Cùng với điều này, hơn 60% dân số VN dưới 35 tuổi nên lực lượng lao động sẽ gia tăng trong hai thập kỷ tới. Đồng nghĩa, VN sẽ có nhu cầu trong nước nhiều hơn và áp lực tiền lương ít hơn các nước khác.
|
Việc Nhật Bản tăng nhanh đầu tư vào VN được xem là dấu hiệu tích cực cho năng lực sản xuất và tăng trưởng trong ngành sản xuất trong tương lai. Năm 2011, đầu tư của Nhật Bản chiếm 25% tổng số dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN nhưng đến năm 2012, con số này đã tăng tới 58%. Theo một khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá VN là điểm đến hấp dẫn do chi phí sản xuất thấp, lực lượng lao động dồi dào... Tuy nhiên, VN tụt hậu so với cả Trung Quốc và Thái Lan về kết nối với các thị trường trong khu vực.
Nghiên cứu của HSBC nhận định, trong thập kỷ tới, khi chi phí sản xuất tăng lên ở Trung Quốc và Thái Lan, VN có thể được định vị để lấp đầy khoảng trống và di chuyển cao hơn trong chuỗi giá trị. Trong 20 năm qua, Trung Quốc là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển. Nhưng với chi phí ngày càng tăng do lương nhân công cao hơn và đồng Nhân dân tệ tăng giá, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều công ty đa quốc gia tìm kiếm mở rộng sản xuất sang các quốc gia khác. Ấn Độ, Indonesia và VN sẽ hưởng lợi từ quá trình dịch chuyển này do nguồn lao động dồi dào và thị trường nội địa phát triển mạnh.
N.Trần Tâm
>> TP.HCM, Hà Nội tụt hạng thu hút vốn FDI
>> Đã giải ngân được 10 tỉ USD vốn FDI
>> KKR thực hiện đầu tư vốn lớn nhất Đông Nam Á
>> Chủ đầu tư nợ sổ đỏ cam kết trả lãi cho khách hàng
>> Đầu tư gần 1.000 tỉ đồng kéo điện cáp ngầm ra đảo Lý Sơn
>> Thận trọng đầu tư cổ phiếu
>> Đồng Tháp kêu gọi đầu tư 20 dự án công nghiệp hỗ trợ
>> Tiết kiệm hơn 7 triệu USD tái đầu tư hạ tầng CNTT
>> Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt 989.300 tỉ đồng
>> Đầu tư của Việt Nam vào Campuchia tăng
>> Đẩy mạnh hoạt động Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Bình luận (0)