Đột quỵ không ‘bỏ qua’ người trẻ
01/04/2015 08:00 GMT+7
Trước đây, khi nói về đột quỵ người ta nghĩ ngay đến “bệnh” của người trung niên hay cao tuổi… Tuy nhiên, kết quả ghi nhận những năm gần đây, đột quỵ đã “tấn công” mạnh vào nhóm người trẻ tuổi, thậm chí ở tuổi đôi mươi.
Tự động phát
Trước đây, khi nói về đột quỵ người ta nghĩ ngay đến “bệnh” của người trung niên hay cao tuổi… Tuy nhiên, kết quả ghi nhận những năm gần đây, đột quỵ đã “tấn công” mạnh vào nhóm người trẻ tuổi, thậm chí ở tuổi đôi mươi.
Đột quỵ không “miễn nhiễm” với người trẻ
Đang tập vật lý trị liệu cho con trai tại Khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng BV Chợ Rẫy, mẹ em Nguyễn Thanh Tuấn (TPHCM) rầu rĩ kể về trường hợp của con: “Cháu nó mới 19 tuổi, 6 tháng trước không hiểu sao lại bị đột quỵ khi vừa đi ăn cưới anh họ về. Gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng cháu lại bị liệt tay trái. Tập suốt nửa năm mới cầm nắm được. Không biết nó có hồi phục hoàn toàn được không nữa”.
Còn chị Hà Thị Linh (Vinh, Nghệ An) chia sẻ: “Trước giờ cứ nghĩ tai biến thì phải già mới bị. Nhưng bệnh này đã cướp đi người anh họ của mình dù mới ở tuổi 37. Anh ấy bị đau đầu 2 ngày nhưng cứ tưởng là cảm thông thường, ngày thứ 3 nửa đêm đau dữ dội, đưa lên bệnh viện và ra đi vĩnh viễn. Nhớ lại thật đau buồn”.
Không chỉ riêng những trường hợp trên, hiên nay, rất nhiều người trẻ có nguy cơ hoặc đã phải trải qua một cơn tai biến. PGS-TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM cho biết thông thường, đột quỵ não được xem là bệnh của người cao tuổi, với độ tuổi trung bình của bệnh là từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây đột quỵ não đang ngày càng trẻ hóa với mức tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Nhiều bệnh viện, đơn vị đột quỵ thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp bị đột quỵ khi mới 18, 20 tuổi.
Đột quỵ não đang trẻ hóa dưới tác động của cuộc sống hiện đại - Ảnh: Shutterstock
|
Không chỉ gây nguy cơ tử vong cao, đột quỵ còn để lại di chứng nặng nề. Hơn 90% số người may mắn sống sót phải đối mặt với di chứng, khả năng tái phát và thời gian đằng đẵng tập phục hồi chức năng sau đột quỵ. Đặc biệt, người trẻ bị đột quỵ khiến gia đình mất đi trụ cột và khó khăn hơn về vấn đề tài chính chăm sóc, điều trị.
“Điểm mặt” các yếu tố khiến đột quỵ trẻ hóa
PGS-TS Vũ Anh Nhị lý giải, tình trạng trẻ hóa bệnh đột quỵ là kết quả của những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại mà cụ thể là các yếu tố dưới đây:
Lối sống không lành mạnh: lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lười vận động tác động không nhỏ đến nguy cơ xuất hiện đột quỵ.
Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc: dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Theo một khảo sát đăng trên tạp chí Stroke, mất ngủ làm tăng nguy cơ cấp cứu vì đột quỵ lên 54%, đặc biệt nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi bị mất ngủ ở độ tuổi từ 18 đến 35.
Các bệnh của hội chứng chuyển hóa gia tăng: việc trẻ hóa độ tuổi mắc các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường… góp phần vào việc tăng khả năng bị đột quỵ.
Tâm lý chủ quan, thiếu quan tâm đến sức khỏe: tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn mà con người sung sức nhất, ít bệnh tật nhất. Điều này dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các yếu tố nguy cơ của đột quỵ diễn tiến âm thầm.
PGS-TS Vũ Anh Nhị phân tích, những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại như trên còn làm sản sinh vô số độc chất độc chất gốc tự do. Chúng được xem là nguồn gốc của bệnh tật và lão hóa, trong đó, não bộ là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kết quả nghiên cứu từ góc độ sinh học phân tử tế bào chỉ ra, gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, làm xuất hiện các mảng xơ vữa khiến lòng mạch bị thu hẹp, dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Đồng thời, khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch sẽ gắn kết với các tế bào máu và các yếu tố khác hình thành các cục máu đông có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch gây đột quỵ. Vì thế, gốc tự do được xem là “thủ phạm” quan trọng gây ra đột quỵ.
Giải pháp hữu hiệu ngăn chặn đột quỵ
PGS-TS Vũ Anh Nhị lưu ý, phòng ngừa từ sớm chính là cách để bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ. Người trẻ cần biết cân bằng cuộc sống giữa công việc và nghỉ ngơi, dinh dưỡng và vận động.
Về ăn uống cần hạn chế chất béo, ngọt, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây. Nên vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần); Làm việc nhẹ nhàng vừa sức, tránh căng thẳng, mất ngủ, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
Bên cạnh đó, mỗi người cũng rất cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để kiểm soát gốc tự do, bởi theo tuổi tác khả năng chống gốc tự do của cơ thể ngày càng suy giảm.
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene từ Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do làm giảm hiện tượng xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả, giúp phòng ngừa hữu hiệu cơn đột quỵ não. Đồng thời, hoạt chất sinh học từ Blueberry còn giúp hạn chế hình thành mảng xơ vữa mới ở vùng não “lành” của bệnh nhân sau đột quỵ, tăng khả năng chống gốc tự do, giúp chăm sóc não, hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
Tinh chất Blueberry có trong OTiV là giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa đột quỵ
|
Điều chỉnh lối sống khoa học kết hợp sử dụng tinh chất thiên nhiên từ Blueberry là giải pháp bền vững bảo vệ thành mạch không hình thành mảng xơ vữa, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Video Tinh chất chống gốc tự do, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu:
|
Bình luận (0)