Dự án công nghệ cao SMT Đà Nẵng: Nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao

20/10/2020 11:05 GMT+7

Từ hợp tác với chuyên gia Thung lũng Silicon Hoa Kỳ, dự án công nghệ cao SMT đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư Việt Nam làm chủ công nghệ, vận hành thành công dây chuyền với sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh Nhà máy nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT, Công ty CP Trung Nam EMS cũng đã được thành lập với mục tiêu chuyên môn hóa, phụ trách vận hành, quản lý Khu CNTT Tập trung (Đà Nẵng IT Park - DITP).
Hiện Trung Nam EMS đã hoàn tất đầu tư 5 nhà xưởng chuyên dụng phục vụ CNTT và truyền thông, quy mô 2 tầng; 1 showroom 3 tầng tại khu vực A2 và 1 nhà xưởng 2 tầng đạt tiêu chuẩn công nghệ cao, tích hợp các tính năng phụ trợ đa mục đích sử dụng.
Hiện 100% nhân lực tuyển dụng từ các ĐH tại Đà Nẵng, với việc hoạt động 3 dây chuyền, DITP đang từng bước xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực, kỹ sư trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tiếp tục phát triển đồng loạt các nhà máy, phân khu sản xuất chuyên dụng cho ngành CNTT tương lai.
Được biết, hiện công nghệ cao SMT chủ yếu được triển khai ở số ít tỉnh, thành hai đầu đất nước. Tại Đà Nẵng, đây là công nghệ thử nghiệm mới, sẽ nhân rộng cả khu vực miền Trung, góp phần phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.
Công nghệ cao SMT (viết tắt của Surface Mount Technology) để chỉ ngành điện tử với công nghệ bo mạch (còn được là dán bề mặt). Đây là công nghệ chính dùng lắp ráp trong ngành sản xuất điện tử, các linh kiện được gắp (pick up) và đặt (place) chính xác trên bản mạch. Các máy SMT bảo đảm cho việc gắp – đặt với sai số cực nhỏ, bởi các máy SMT là các máy cơ khí chính xác điều khiển bằng máy tính được trang bị những công nghệ hiện đại nhất.
Dự lễ khánh thành dự án công nghệ cao SMT hôm 17.10, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng bày tỏ: “Tôi đánh giá cao dự công nghệ cao SMT với 100% vốn và do kỹ sư Việt Nam tiếp cận và được chuyển giao công nghệ, hỗ trợ từ các chuyên gia Việt Nam đến từ Thung lũng Silicon, được vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là dự án đầu tiên của khu vực miền Trung trong lĩnh vực này, sẽ là tiền đề để chúng ta có thể từng bước làm chủ những công nghệ tiên tiến hơn nữa trong thời gian tới”.
Với dự án công nghệ cao SMT, DITP nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh xây dựng cộng đồng CNTT tốt nhất châu Á tại Đà Nẵng

Với dự án công nghệ cao SMT, DITP nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh xây dựng cộng đồng CNTT tốt nhất châu Á tại Đà Nẵng

Ông Nguyễn Anh Huy, Tổng giám đốc DITP cho biết, công nghệ của dự án SMT phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế TP.Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045, theo Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị.
“Song song dự án nhà máy công nghệ cao SMT, qua 6 tháng thi công, chúng tôi cũng đã hoàn thành đầu tư tại phân khu A2 DITP 5 nhà máy chuyên dụng ICT quy mô 2 tầng, nhà xưởng công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế, với thiết kế ý tưởng từ đơn vị tư vấn ADA (Mỹ) theo mô hình Thung lũng Silicon Hoa Kỳ, dự kiến được đưa vào khai thác vào cuối năm 2021” – ông Nguyễn Anh Huy bày tỏ.
Khu CNTT Tập trung Đà Nẵng (Đà Nẵng IT Park - DITP) có tổng quy mô 341 ha. Giai đoạn 1 diện tích 131 ha với mức đầu tư 47 triệu USD, giai đoạn 2 diện tích 210 ha đầu tư 74 triệu USD, do Công ty CP Phát triển Khu CNTT Đà Nẵng làm chủ đầu tư, với tầm nhìn trở thành một trong những cộng đồng phát triển CNTT tốt nhất châu Á tại TP.Ðà Nẵng theo mô hình Thung lũng Silicon Hoa Kỳ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.