Dự án sân bay Long Thành: Nếu chống được thất thoát thì dân sẽ ủng hộ

01/06/2015 16:10 GMT+7

(TNO) “Tôi là người rất lo lắng về nợ công nhưng quan điểm nếu thấy cần thiết thì cũng phải vay mà làm. Trong việc xây dựng hạ tầng giao thông cần thiết cho đất nước phát triển thì phải làm nhưng phải chống được thất thoát, đội giá. Nếu chống được cái đó thì dân ủng hộ”, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Trần Du Lịch bày tỏ quan điểm.

(TNO) “Tôi là người rất lo lắng về nợ công, nhưng quan điểm nếu thấy cần thiết thì cũng phải vay mà làm. Trong việc xây dựng hạ tầng giao thông cần thiết cho đất nước phát triển thì phải làm nhưng phải chống được thất thoát, đội giá. Nếu chống được cái đó thì dân ủng hộ”, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch bày tỏ quan điểm.

san-bay-long-thanhĐại biểu Trần Du Lịch nói ủng hộ việc xây dựng sân bay Long Thành càng sớm càng tốt - Ảnh: Thái Sơn
Diễn đàn khoa học thảo luận về dự án sân bay Long Thành “Công khai, khoa học và trách nhiệm” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay 1.6, đã thu hút được nhiều nhà khoa học, chuyên gia về ngành hàng không, xây dựng, kinh tế tham gia. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh chỉ ít ngày nữa, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét về dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Tại hội thảo, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc hãng Hàng không Hải Âu cho biết, chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành đã có từ hàng chục năm nay, không phải ý tưởng bột phát của một tổ chức hay cá nhân, mà được nghiên cứu đánh giá rất nghiêm túc. Bản thân ông Nam cho rằng, không cần phải bàn cãi nhiều về việc nên hay không nên đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, mà đây là điều cần thiết, lẽ ra phải làm từ nhiều năm trước chứ không phải đợi đến bây giờ, phải “cơi nới” sân bay Tân Sơn Nhất rất khổ sở.
Theo Tổng giám đốc hãng Hàng không Hải Âu, điểm quan trọng nhất trong dự án này là vốn, huy động từ đâu và khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sâu về các mô hình đầu tư công, đầu tư công - tư kết hợp và mô hình công ty cổ phần dự án. Mặt khác, phải tăng năng lực cạnh tranh về dịch vụ hàng không, hạ tầng du lịch.
Ủng hộ quan điểm trên, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM Trần Du Lịch cho hay, để chuẩn bị cho việc “bấm nút” dự án tại kỳ họp Quốc hội, bản thân ông đã nghiên cứu rất kỹ các ý kiến phản biện cũng như trực tiếp đi khảo sát tại các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa. "Tại sân bay Tân Sơn Nhất, tôi đã ở nhà dân vào lúc 10 giờ đêm xem máy bay hạ cánh và nhìn rõ cả cái răng cưa trên lốp máy bay, ồn ào không người nào chịu nổi. Không thể chắp vá để đầu tư sân bay này thành sân bay khu vực được, tôi xin khẳng định điều đó”, ông Lịch nói.
Đề cập đến dự án sân bay Long Thành, ông Trần Du Lịch cho biết, tờ trình Chính phủ chuẩn bị trước Quốc hội sắp tới đã thay đổi lớn. Trước đây dư luận phản ứng cho rằng dự án không khả thi khi có quy mô quá lớn, như vận chuyển 100 triệu hành khách, vốn đầu tới gần 19 tỉ USD… Nhưng lần này, nội dung Chính phủ trình Quốc hội đã có sự phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 chỉ đảm bảo năng lực vận chuyển 25 triệu hành khách, vốn không phải 7,8 tỉ USD mà còn 5,2 tỉ USD…
“Trong tờ trình, Chính phủ nói làm trong giai đoạn từ 2018 - 2025, nhưng tôi cho rằng, làm càng sớm càng tốt. Bởi hiện nay Tân Sơn Nhất không chỉ quá tải về nhà ga mà cả điều tiết không lưu. Tôi chịu trách nhiệm trước cử tri và lần này tôi bấm nút thông qua dự án đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1 với quy mô như Chính phủ trình, giai đoạn sau phải tính toán tiếp, và quy hoạch cho 3 giai đoạn là 2.750 ha”, ông Lịch thông tin.
Trước những lo ngại trước đó đặt ra về gánh nặng nợ công khi xây dựng sân bay này, ông Trần Du Lịch nói thêm: “Tôi là người rất lo lắng về nợ công, nhưng quan điểm của tôi là vay nợ nhưng cần thì phải vay để làm. Trong hạ tầng giao thông bến cảng cần thiết cho đất nước phát triển thì phải làm nhưng vấn đề là anh cấm sử dụng thất thoát, đội giá, nếu chống được cái đó thì dân ủng hộ. Người dân hiện đang có tâm lý lo lắng cứ có dự án lại có phết phẩy. Chúng ta không để những suy nghĩ mang tính tâm lý ảnh hưởng đến quyết định mang tính phát triển của 1 vùng. Phải tách bạch chuyện đó để giải quyết vấn đề lớn”.
Một số ý kiến tham gia hội thảo còn tỏ ra băn khoăn, đề nghị các cơ quan chức năng tín toán kỹ hơn nữa, đưa ra những con số cụ thể hơn nữa. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống đơn cử: dự án đưa ra số liệu người dân di chuyển từ sân bay Long Thành về trung tâm TP.HCM nhiều hơn 15 phút so với sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng không tính toán đến khoản tiền người dân phải trả khi đi taxi từ TP.HCM về Long Thành mất 500 - 600 ngàn đồng. “Nếu để sân bay Tân Sơn Nhất cùng hoạt động song song với Long Thành thì chắc chắn người ta sẽ chọn Tân Sơn Nhất, nên không thể giảm tải”, ông Tống nói.
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM Hascon tuy đồng tình với chủ trương thực hiện dự án, nhưng vẫn đưa ra những phân tích tương tự ý kiến ông Nguyễn Thiện Tống và đề nghị phải có nghiên cứu kỹ càng về dự án.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.