Dự báo kinh tế thế giới năm 2016 của Goldman Sachs

13/12/2015 13:01 GMT+7

Năm 2015 sắp kết thúc, nhiều báo cáo về kinh tế thế giới trong năm 2016 đang được đưa ra. Dưới đây là vài dòng lưu ý cho kinh tế năm sau của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs.

Năm 2015 sắp kết thúc, nhiều báo cáo về kinh tế thế giới trong năm 2016 đang được đưa ra. Dưới đây là vài dòng lưu ý cho kinh tế năm sau của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs.

Ảnh: ReutersẢnh: Reuters
Theo trang Business Insider, ngân hàng Goldman Sachs mới đây có báo cáo đặt tiêu đề là GOAL, viết tắt của cụm “định vị tài sản cơ hội toàn cầu”, với nhiều số liệu thống kê, dự báo, các con số đánh giá bức tranh kinh tế vĩ mô, những chủ đề chính, xu hướng giá cả của các loại tài sản và rủi ro trong năm 2016.
Ngân hàng đầu tư Mỹ dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trong năm tới, từ mức 3,2% trong năm nay lên 3,5% vào năm sau vì “sự ổn định của các nền kinh tế mới nổi và sự đi lên nhỏ của Nhật Bản và châu Âu”.
Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này sẽ tăng trưởng chậm lại còn 2,3% so với mức 2,5% trong năm nay. Trung Quốc cũng được cho là sẽ tăng trưởng chậm lại, ở mức 6,4% từ con số tiềm năng 6,9% trong năm nay. Ngân hàng Goldman Sachs viết: “tín hiệu tích cực từ thị trường lao động làm tăng niềm tin của chúng tôi vào dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất vào ngày 16.12 tới”. Ngân hàng cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất từ 75 đến 100 điểm cơ bản trong năm 2016, trước khi tăng thêm 100 điểm cơ bản đến năm 2017.
Nhắc đến sự trái chiều trong chính sách tiền tệ, Goldman Sachs cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ trong năm tới. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) được dự báo là sẽ cắt giảm lãi suất thêm 2 lần, giảm thêm 300 điểm cơ bản đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Nhân dân tệ (CNY) sẽ suy yếu còn 6,6 CNY ngang giá 1 USD.
Về các rủi ro trong một năm tới, Goldman Sachs cho hay có ba yếu tố: giá dầu thô tiếp tục giảm, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm và tách bạch của sự tương quan giữa cổ phiếu và trái phiếu. “Chúng ta đang ở một trong những giai đoạn dài nhất của mối tương quan lãi suất cổ phần/lợi suất trái phiếu tích cực kể từ năm 1870”, các chuyên gia của ngân hàng đầu tư Mỹ viết.
Dầu thô được cho là sẽ tiềm ẩn “những rủi ro cao trong ngắn hạn vì sự thay đổi trong nguồn cung diễn ra chậm và hàng tồn kho cận mức cao trong bối cảnh mùa đông sắp tới ôn hòa hơn, tăng trưởng của các thị trường mới nổi chậm lại và tiềm năng của việc Iran được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế”. Goldman Sachs cũng cảnh báo rủi ro giá dầu có thể xuống đến 20 USD/thùng.
Cuối cùng, Goldman Sachs cho rằng “lo ngại về tăng trưởng và chính sách có thể tiếp tục trong năm 2016”, đô la Mỹ có thể tăng giá mạnh và mức tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể gia tăng áp lực lên một đợt phá giá nữa của nhân dân tệ. Hiện tại những nhà đầu tư lớn khác cũng đang rục rịch công bố dự báo của họ cho năm mới. Những dự báo sau có thể giống, hoặc mâu thuẫn với quan điểm mà ngân hàng Goldman Sachs vừa đưa ra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.