Du lịch Tây Nguyên liên kết cùng TP.HCM khơi nguồn tiềm năng

12/06/2022 15:02 GMT+7

Theo thống kê, hơn 60% khách du lịch đến Tây Nguyên đến từ TP.HCM. Với cảnh quan, tiềm năng du lịch sẵn có, các tỉnh Tây Nguyên sẽ phát triển các sản phẩm du lịch mới, hứa hẹn thu hút du khách.

Phát biểu tại Hội nghị "Bàn về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên" chiều 11.6, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nhận định Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi trong hợp tác và phát triển du lịch.

“Tây Nguyên còn có tiềm năng rất lớn với các di tích lịch sử cách mạng, cũng như nơi chứa đựng các văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc anh em, với các sắc thái riêng, tạo nên thương hiệu du lịch Tây Nguyên” bà Hoa nhấn mạnh.

Theo thống kê của các doanh nghiệp du lịch thì hơn 60 % lượng khách du lịch đến Tây Nguyên đến từ các doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM.

Hội nghị "Bàn về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên" tại Kon Tum

Nguyễn Anh

Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Saigontourist Group nhận xét, thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng và giao thông tại các tỉnh Tây Nguyên cũng đã được nâng cấp. Đây là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch ở Tây Nguyên. “Xu hướng hiện nay nhiều người quan tâm về phát triển du lịch nông nghiệp. Do đó, các sản phẩm du lịch sẽ kết hợp giữa các thế mạnh về nông nghiệp, các sản vật của địa phương ở Tây Nguyên”, ông Tài nêu ý kiến.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp lữ hành Saigontourist, Vietravel cũng đã giới thiệu một số chương trình du lịch trọng điểm kết nối TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên. Đây là các sản phẩm mới được xây dựng từ chuyến khảo sát, hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách.

Theo ông Võ Anh Tài, để liên kết thì phải có những sản phẩm chung, những chương trình, sự kiện du lịch chung của TP.HCM và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh đó phải xây dựng được những sản phẩm riêng mang bản sắc của mỗi tỉnh ở vùng Tây Nguyên.

Còn theo ông Nguyễn Hà Trung, Phó tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, các doanh nghiệp ở Tây Nguyên cần chuẩn bị chuỗi cung ứng dịch vụ về đi lại và lưu trú. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các cơ sở đào tạo để gấp rút phát triển, bổ sung nguồn nhân lực đặc biệt trong thời gian hè sắp tới.

Bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung còn rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch. “Có rất nhiều ý tưởng gợi ý cho các doanh nghiệp du lịch, những người quy hoạch ý tưởng du lịch và lãnh đạo các tỉnh để vừa có thể phát triển du lịch, vừa mang tính chất bảo tồn và vừa mang tính chất giáo dục”, bà Thắng nói. Theo bà Thắng, để du khách hài lòng thì cũng nên có nguồn nhân lực bài bản hơn.

Đoàn công tác khảo sát sông Sêrêpôk bằng thuyền phao

nguyễn anh

Đi thuyền khảo sát sản phẩm du lịch trên sông Sêrêpôk

Nguyễn anh

Khu du lịch KoTam, một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Đắk Lắk, nơi đoàn công tác có chuyến khảo sát.

Nguyễn Anh

Sông Sêrêpôk, đây là dòng sông lớn thứ 2 của Tây Nguyên và là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk.

Nguyễn anh

Bà Phan Thị Thắng (giữa) và bà Nguyễn Thị Ánh Hoa (trái) trao đổi về phát triển du lịch với bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, phó chủ tịch tỉnh Gia Lai.

Nguyễn ANh

Chùa Minh Thành - Ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản giữa phố núi Gia Lai

nguyễn anh

Chùa Minh Thành là điểm check-in yêu thích của nhiều bạn trẻ và du khách mỗi khi tới Gia Lai.

Nguyễn Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.