Chẳng hạn, theo quy định tại Nghị định 109/2010 của Chính phủ, DN muốn xuất khẩu gạo phải đăng ký hợp đồng với Hiệp hội Lương thực VN, phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc.
Hoặc theo quy định tại Nghị định 77/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế... DN kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải có số tiền ký quỹ là 10 tỉ đồng và số tiền này được nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành. Đây là số tiền không nhỏ, gây khó khăn cho DN rất nhiều khi muốn quay vòng vốn sản xuất kinh doanh. Từ đó buộc DN phải gia tăng vốn vay, tăng thêm chi phí tài chính...
Tương tự, tại Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí gas quy định DN kinh doanh phân phối gas phải có trên 1.000 bình, DN xuất nhập khẩu phải có kho tổng dung tích tối thiểu 3.000 m3, số lượng chai thuộc sở hữu của thương nhân có tổng dung tích tối thiếu 3.930.000 lít, có tối thiểu 20 đại lý... Các DN đều đồng loạt cho rằng quy định này đã hạn chế sự tham gia hoạt động của các đơn vị có quy mô nhỏ. Hay tại Nghị định 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, tuy được đánh giá là bảo vệ cho nền công nghiệp ô tô trong nước song một số quy định vẫn được nhiều DN và VCCI đánh giá là gây khó cho DN, chẳng hạn yêu cầu phải có đường chạy thử dài tối thiểu 800 m với DN sản xuất lắp ráp...
tin liên quan
Dự thảo quản lý siêu thị lạ đời!Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý chỉ nên là nơi tạo hành lang pháp lý khung, còn lại việc quy định cụ thể thế nào trong kinh doanh nên trao quyền tự quyết cho DN. Hoạt động thương mại hiện vẫn có nhiều quy định chi tiết trong luật, nghị định, thông tư hướng dẫn về chất lượng hàng hóa, số lượng... Đó là chưa tính các công văn hướng dẫn riêng và những “giấy phép con” được lưu hành tràn lan tại các bộ, ngành, địa phương. Thế nên, các quy định về số vốn tối thiểu với ngành kinh doanh thức uống có cồn; diện tích, số quầy kệ có trong cửa hàng đối với ngành bán lẻ bao nhiêu, màu áo đồng phục của nhân viên, DN vận tải biển phải có bộ phận pháp chế riêng, nhân viên hàng không phải cúi chào thế nào, mỉm cười ra làm sao… thuộc về quyền tổ chức bộ máy của một DN và nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào công tác tổ chức hoạt động kinh doanh của DN.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI, ví von có một loại bệnh là “bệnh nghiện quản lý” tại các bộ ngành trong thời gian qua. Các cơ quan soạn thảo có vẻ thích “đẻ” thêm các quy định nhỏ trong quy định khung để gia tăng quyền lực quản lý.
Bình luận (0)