Theo Bloomberg, dự trữ ngoại hối Trung Quốc giảm 45,7 tỉ USD xuống còn 3.120 tỉ USD trong tháng 10, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết. Con số này thấp hơn so với dự đoán trung bình là 3.130 tỉ USD của giới chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát và mức kỷ lục 4.000 tỉ USD hồi tháng 6.2014.
Dữ liệu đến giữa lúc nội tệ Trung Quốc yếu đi. Đồng nhân dân tệ giảm 1,53% hồi tháng trước và đây là mức giảm mạnh nhất kể từ đợt phá giá tháng 8.2015, vốn gây sốc, làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và khiến thị trường toàn cầu hỗn loạn.
Giới hoạch định chính sách Đại lục bị nghi là chống đỡ tỷ giá trong những tuần trước khi diễn ra Hội nghị G20 vào tháng 9, trước khi nhân dân tệ bước vào giỏ Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi 1.10. Sau đó, họ hạ các biện pháp hỗ trợ sau khi xuất khẩu đất nước giảm mạnh nhất trong bảy tháng. Nhân dân tệ giảm xuống mức đáy sáu năm là 6,7856 CNY ngang giá 1 USD hôm 28.10.
“Nhân dân tệ từng chạy nước rút để chạm mức 6,8 CNY ngang giá 1 USD hồi tháng 10. Điều này có thể khiến PBOC bán một phần dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường. Dòng vốn thoái sẽ tiếp tục, câu hỏi duy nhất được đặt ra là nó sẽ nhanh chóng đến mức nào. Điều này phụ thuộc vào biến động của USD”, chiến lược gia ngoại hối Gao Qi của Scotiabank ở Singapore nói.
Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc Frederik Kunze tại Norddeutsche Landesbank (Đức) thì nói: “Áp lực vốn thoái sẽ duy trì ít nhất trong vài tháng nữa. Nỗi lo gia tăng về tính ổn định của các thị trường tài chính Trung Quốc và nỗi sợ bong bóng bất động sản sẽ xuất hiện trong bối cảnh này”. Theo nhà kinh tế Yao Wei của Societe Generale (Pháp), gần 30 tỉ USD giảm đi là do tác động định giá. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương chỉ chiếm khoảng từ 10 đến 15 tỉ USD.
tin liên quan
Lo ngại về nhân dân tệ ở CampuchiaCampuchia chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ nhằm thu hút thêm du khách Trung Quốc.
Bình luận (0)