Hình thức hợp tác quân sự này còn được dự kiến mở rộng ra những vùng biển khác trên thế giới, thậm chí cả ở Bắc Cực.
Mục đích chung của họ là dựa vào nhau và nhờ nhau mở đường, tạo cớ cho sự hiện diện quân sự ở những vùng xa mà rất khó có lý do xác đáng để hiện diện quân sự. Biển Baltic và Địa Trung Hải vốn là vùng hoạt động lâu nay của hải quân Nga. Có tập trận chung như thế thì Trung Quốc mới có cớ để đưa tàu chiến đến, như Nga đã nhờ tập trận hải quân chung với Trung Quốc để hiện diện hải quân ở khu vực gần Biển Đông. Có hiện diện quân sự và phô trương tiềm lực quân sự ở cả nơi xa xôi thì mới có thể gây dựng được vai trò chính trị an ninh thế giới.
tin liên quan
Nga điều Su-27 chặn B-52 MỹNgày 6.6, một chiến đấu cơ Su-27 đã cất cánh chặn máy bay ném bom chiến lược B-52 sau khi máy bay Mỹ bay dọc biên giới Nga trên biển Baltic.
Giúp nhau vươn ra xa như thế về quân sự, Trung Quốc và Nga không chỉ giúp nhau gây dựng vai trò chính trị quân sự và an ninh thế giới mà còn là sự chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ cho những lợi ích của họ ở nơi xa trước những rủi ro như bị tấn công khủng bố, thiên tai hay bị cạnh tranh. Đấy đồng thời còn là biểu hiện về chất lượng và tầm vóc mới của mối quan hệ giữa hai nước.
Bình luận (0)