Đây là dự án đầu tiên của Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững của Vecom phối hợp với sàn thương mại điện tử Lazada.
Mục tiêu của chương trình là đến cuối năm nay, 90% các đơn vị kinh doanh dừa của tỉnh khai thác hiệu quả kênh bán hàng online. Phía Vecom cũng đảm nhiệm vai trò hỗ trợ truyền thông và tổ chức những khóa đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh sản phẩm dừa ở Bến Tre.
tin liên quan
Chợ điện tử Robins.vn đóng cửaCác đối tác khác cho chương trình còn có VNPost, Fado, Mắt Bão, Sapo,IMG - Haravan… sẽ hỗ trợ thêm các phần việc như: kết nối với các hộ trong làng, truyền thông offline, xây dựng nội dung chương trình truyền hình, xây dựng chương trình khuyến mại, xây dựng “Câu lạc bộ thương mại điện tử làng nghề”, định hướng xây dựng cửa hàng tiện lợi của làng (village convenient store), kết nối thương mại hai chiều nông thôn - thành phố.
Thời gian dự kiến cho việc triển khai giai đoạn đầu là từ ngày 28.3 - 10.5. Khi đó các sản phẩm dừa và khoảng 15-20 đơn vị kinh doanh dừa ở Bến Tre sẽ được quảng bá rộng rãi trên sàn Lazada. Bên cạnh đó, khoảng 50 đơn vị kinh doanh dừa của tỉnh này nắm được các kỹ năng cơ bản để bán hàng trên sàn.
Đại diện Vecom cho biết, mục tiêu của chương trình là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, các hộ kinh doanh các sản phẩm liên quan tới dừa ở tỉnh Bến Tre tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanh trên môi trường trực tuyến. Sau đó, chương trình sẽ nhân rộng mô hình ra các địa phương khác với các loại nông sản khác như Ngày của Thổ cẩm - Hà Giang; Ngày của Tre luồng - Thanh Hóa; Ngày của Sen hồng - Đồng Tháp. Từ phát triển trong nước trên sàn Lazada, tiếp đến sẽ phát triển thêm các chợ điện tử lớn khác và hướng đến phát triển ra các thị trường nước ngoài như trên sàn Alibaba, và đưa sản phẩm làng nghề đến với thị trường Mỹ qua sàn Amazon.com.
Bình luận (0)