[VIDEO] OZIL BUỒN BÃ CHIA TAY ĐÔI TUYỂN ĐỨC
|
Sau 92 lần khoác áo, Ozil đã rút khỏi đội tuyển quốc gia ngay sau thảm bại của Đức ở vòng chung kết World Cup 2018. Tiền vệ ngôi sao của Arsenal viện lý do phải luôn đối mặt với “sự đối xử phân biệt chủng tộc và thiếu tôn trọng” và việc trở thành “vật tế thần” cho thất bại của toàn đội.
Những tranh cãi trên xảy ra sau khi Ozil cùng đồng đội Ilkay Gundogan (cả hai đều có cha mẹ là người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng được sinh ra ở Đức) gây nên một “cơn bão chính trị” hồi tháng 5 khi gặp và chụp ảnh chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip. Trong thông báo về việc rút khỏi tuyển Đức, Ozil đã chĩa mũi dùi về phía người đứng đầu DFB khi viết rằng “trong mắt của Grindel và những người ủng hộ ông ta, tôi là người Đức khi chúng tôi thắng, nhưng tôi là một kẻ nhập cư khi chúng tôi thua”.
Chủ tịch DFB đã kịch liệt phản bác cáo buộc ông hành xử phân biệt chủng tộc, nhưng vẫn phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức về vụ việc trên. Hồi tháng 7, nhật báo bán chạy nhất nước Đức Bild đã đặt vấn đề liệu sự tại vị của Grindel có “trở thành mối đe dọa” cho nỗ lực đăng cai EURO hay không, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số những ứng viên còn lại.
Trả lời phỏng vấn độc quyền cho AFP ở Monaco, vị quan chức 56 tuổi nhấn mạnh: “Mọi người ở DFB và UEFA đều biết rất rõ về tôi. Tôi tin rằng họ có thể đánh giá được chuyện này, nên sẽ không có ảnh hưởng đến quá trình đăng cai”.
Chủ tịch DFB Grindel (phải) đang chịu áp lực chỉ trích và yêu cầu từ chức REUTERS
|
Một số chính trị gia Đức cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng việc Ozil từ chối khoác áo đội tuyển Đức để nâng cao nỗ lực đăng cai EURO của nước mình. Trong khi đó, ông Grindel cũng từng là một chính trị gia, làm việc trong Quốc hội liên bang Đức (Bundestag) của Đảng CDU (Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo) của Thủ tướng Angela Merkel suốt hơn 1 thập niên trước khi chuyển sang DFB vào năm 2016. Ngoài ra, do cũng từng là một nhà báo, nên Grindel biết ông không thể né tránh vụ việc Ozil mặc dù chuyện đăng cai EURO 2024 là rất quan trọng. UEFA sẽ thông báo nước được trao quyền đăng cai vào ngày 27.9 tới.
Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ tổ chức một giải đấu bóng đá lớn, trong khi Đức từng là nước chủ nhà rất thành công của World Cup 2006. Vì vậy, Đức hiện nay cũng đã sẵn sàng về cơ sở hạ tầng để tổ chức giải đấu.
Bình luận (0)