Kêu khó, đổ tại khách quan
tin liên quan
Sẽ ‘phạt nguội’ cán bộ cướp lộc, ném tiền vào kiệu tại lễ hộiChẳng hạn, tỉnh Nam Định sẽ tiếp tục đối mặt với việc ném tiền vào kiệu rước tại lễ hội đền Trần, cả việc cướp lộc. Ông Nguyễn Công Hiệp, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Nam Định, cho biết không phải người dân đi lễ mà là cán bộ đã hành xử như vậy. Hà Nội tiếp tục xử lý tình trạng cướp lộc tại đền Sóc. Phú Thọ lo ngại nguy cơ xảy ra xô xát tại hội cướp phết Hiền Quan...
Trước những vấn đề nổi cộm đó, nhiều lãnh đạo các sở VH-TT-DL cho rằng đó là khó khăn khách quan, thậm chí còn yêu cầu Bộ VH-TT-DL có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để giải quyết được các vấn nạn trên. Ông Nguyễn Công Hiệp cho rằng càng tuyên truyền thì vi phạm càng nhiều hơn. Đại diện tỉnh Phú Thọ nói người dân xô xát khi cướp phết vì tin rằng nơi cướp phết là chỗ tâm linh thì sẽ có thần linh đỡ (?). Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội, nêu ý kiến lễ hội đã được kiểm kê, các tập tục đã được ghi rõ trong hồ sơ, nay nếu thay đổi thì rất khó vì lấy gì thuyết phục người dân.
|
Lộc là phát chứ sao lại cướp ?
Mặc dù vậy, quan điểm của Bộ VH-TT-DL vẫn khá rõ ràng: tiếp tục nói không với những biến tướng lễ hội, các lễ hội có hành vi bạo lực, phản cảm. “Bộ đã đưa ra những nguyên tắc chung. Nếu lễ hội có những hoạt động phản cảm, kích động bạo lực thì không cho làm. Các địa phương phải căn cứ vào đó để thực hiện”, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy nói.
Theo bà Thủy, các địa phương hoàn toàn có thể căn cứ đề án tổ chức lễ hội được phê duyệt để rà soát công việc. Lễ hội đền Trần ở Nam Định hiện tồn tại hai vấn nạn lớn là ném tiền lên kiệu và cướp lộc trên ban thờ. “Theo đề án có cho ném tiền lên kiệu, cho cướp lộc ban thờ không? Không có. Như vậy nó phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Thế thì địa phương đã tuyên truyền cho nhân dân rằng làm như thế là bất kính với tiền nhân chưa? Còn lộc là phát chứ sao lại cướp?”, bà Thủy nói.
|
Bà Thủy cho biết thêm, ở đền Trần, hình ảnh những người ném tiền, cướp lộc đã được ghi lại, đăng tải trên báo chí khá rõ: “Người vi phạm không phải dân, lại là đối tượng được mời. Lễ hội phải có sự thành kính trang nghiêm của người dự. Cái đó không thể đổ cho khách quan được, mà do người tổ chức”.
tin liên quan
Lễ hội đền Gióng sẽ bỏ rước lễ để tránh cướp lộcThứ trưởng Bộ VH-TT-DL cũng chỉ ra tâm lý đẩy ngược vấn đề từ địa phương lên Bộ. Tại sao Tuyên Quang muốn Bộ ra văn bản dừng chọi trâu ở tỉnh khi đã có văn bản chung cho cả nước. Phú Thọ yêu cầu Bộ cấp danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cho hội phết Hiền Quan, từ đó thuyết phục nhân dân làm theo hồ sơ. “Các địa phương đặt vấn đề ngược là công nhận rồi mới làm. Sao lại đẩy vấn đề lên Bộ như thế?”, bà Thủy phản ứng.
Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL Phạm Xuân Phúc cho rằng, đang có tình trạng còn xem nhẹ Chỉ thị 41-CT/TW ban hành năm 2015 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Bà Thủy cho biết năm nay Bộ VH-TT-DL sẽ thanh tra đột xuất để hỗ trợ các địa phương thực hiện tổ chức lễ hội.
Bình luận (0)