Đừng bắt con phải làm thần đồng!

19/06/2015 13:42 GMT+7

Ai chẳng hãnh diện, chẳng muốn con mình học giỏi. Nhưng nếu nó không giỏi, không phải thần đồng thì cũng đừng bắt ép nó phải làm thần đồng, phải học theo thần đồng. Đừng để 'giấc mơ... cha đè nát cuộc đời con'.

Làm cha mẹ khổ lắm. Đẻ con ra thấy nó đầy đủ chân tay đã mừng muốn khóc, nuôi lớn lên thấy nó giỏi giang thành đạt là mãn nguyện hạnh phúc trong lòng. Ai chẳng hãnh diện, chẳng muốn con mình học giỏi. Nhưng nếu nó không giỏi, không phải thần đồng thì cũng đừng bắt ép nó phải làm thần đồng, phải học theo thần đồng. Đừng để 'giấc mơ... cha đè nát cuộc đời con'.

Đừng ép con mình thành thần đồng. Quan trong là cha mẹ biết khuyến khích con mình phát huy được thế mạnh bản thân và tự tin trong cuộc sống - Ảnh: Đào Ngọc ThạchĐừng ép con mình thành thần đồng. Quan trong là cha mẹ biết khuyến khích con mình phát huy được thế mạnh bản thân và tự tin trong cuộc sống - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chim sẻ khó hiểu được đại bàng
“Thần đồng” đương nhiên phải khác những đứa trẻ thường, không khác nhiều thì cũng khác ít. Những “thần đồng” luôn có suy nghĩ riêng, có sở thích riêng và chắc chắn là có tài năng riêng mà bạn bè cùng lứa không có được. Đừng ngạc nhiên khi thần đồng cư xử và có những sở thích không giống người thường.
Rất nhiều người (thuộc thế hệ 8x, 9x) đã phản ứng gay gắt khi cậu bé được gọi là “thần đồng” Nhật Nam phát biểu về truyện tranh. Có người cho rằng cậu bé mất đi tuổi thơ. Nhưng thực sự, tuổi thơ mỗi người mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, không thể đem chuyện bắn bi, tắm sông, đánh đáo… áp đặt vào những đứa trẻ thành phố thời hiện đại. Và đối với một cậu bé khác thường thì chuyện thích đọc sách thay vì đọc truyện tranh, thích học ngoại ngữ thay thì chơi game cũng không có gì lạ.
Bố mẹ luôn đặt kỳ vọng vào con cái và đôi khi tạo áp lực phải bằng “con của người ta”. “Con của người ta” thế này, “con của người ta” làm được chuyện nọ, “con của người ta” giỏi giang..v.v.. Việc so sánh kiểu như vậy chỉ mang đến sự tổn thương, bực bội và phản kháng.

Hãy quên “con của người ta” đi và hãy nhớ quan tâm đến con mình. Nếu con bạn không phải là thần đồng, đừng bắt nó làm thần đồng, nếu con bạn là thần đồng nhưng muốn làm người bình thường, hãy để nó làm người thường.
Khác một chút chưa hẳn là thần đồng
“Thần đồng” không phải là thứ mà thích gán vào ai cũng được. Không phải cứ giỏi hơn bọn trẻ cùng lứa, khác biệt hơn một chút thì gọi là thần đồng. Một đứa trẻ học ngoại ngữ từ nhỏ thì lớn lên giỏi ngoại ngữ là chuyện bình thường. Những đứa trẻ ở các nước phát triển mà quốc gia có nhiều ngôn ngữ chính, giỏi một lúc 3 ngoại ngữ không phải là chuyện lạ. Một đứa bé già trước tuổi, tập thuyết trình, nghĩ và làm những chuyện của người lớn không hẳn là “thần đồng”.
Truyền thông cũng đang thổi phồng quá nhiều, nó dễ khiến cho một đứa trẻ tự mãn và đi chệch đường. Hãy để cho một cây xanh đặc biệt có thể phát triển tự nhiên và đẹp đẽ nhất. Không hiếm những trường hợp vì được tung hô quá đà mà “thần đồng” đã không bao giờ thành thiên tài thực sự được. Như “thần đồng” Phó Đức Bình An (sinh năm 1999, Hà Nội) từng được rất nhiều người biết đến với khả năng tính nhẩm siêu phàm trong phạm vi 100 khi mới 3 tuổi và khả năng giải toán cực giỏi chẳng hạn, đã có kết cục rất buồn.
Hãy quên “con của người ta”
Nếu hỏi nhân vật nào khiến tuổi thơ chúng ta ám ảnh nhất thì chắc chắn đấy là nhân vật “con của người ta”. Bố mẹ luôn đặt kỳ vọng vào con cái và đôi khi tạo áp lực phải bằng “con của người ta”. “Con của người ta” thế này, “con của người ta” làm được chuyện nọ, “con của người ta” giỏi giang quá trời..v.v.. Việc so sánh kiểu như vậy chỉ mang đến sự tổn thương, bực bội và phản kháng.
Nhìn vào fanpage của Nhật Nam, ở nơi đó có những ông bố bà mẹ phát cuồng, ngưỡng mộ và muốn con mình được như Nhật Nam. Nhưng họ quên mất rằng con họ không phải là Nhật Nam và chưa chắc con họ đã muốn được như Nhật Nam. Đáng lo lắng hơn là nhiều người cố ép con mình làm điều đó bằng những lớp học thêm không ngơi nghỉ, bằng cách học tiếng Anh nhồi nhét mà bỏ qua những sở thích thực sự của con mình. Nhật Nam chưa chắc đã mất tuổi thơ, nhưng con bạn sẽ mất tuổi thơ nếu như không có thời gian để chơi đùa và làm những việc tụi nhỏ thích.
Hãy quên “con của người ta” đi và hãy nhớ quan tâm đến con mình. Nếu con bạn không phải là thần đồng, đừng bắt nó làm thần đồng, nếu con bạn là thần đồng nhưng muốn làm người bình thường, hãy để nó làm người thường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.