Đừng mơ ô tô giá rẻ!

17/02/2017 05:58 GMT+7

“Ở VN đừng mơ xe hơi rẻ” - câu nói này đúng cả khi thuế nhập khẩu từ thị trường ASEAN đang giảm sâu, hay giá xe nhập khẩu rẻ “giật mình” từ thị trường Ấn Độ.

“Ở VN đừng mơ xe hơi rẻ” - câu nói này đúng cả khi thuế nhập khẩu từ thị trường ASEAN đang giảm sâu, hay giá xe nhập khẩu rẻ “giật mình” từ thị trường Ấn Độ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1.2017, VN đã nhập khẩu (NK) khoảng 1.000 ô tô từ Ấn Độ, tổng giá trị 3,7 triệu USD. Tính trung bình giá xe NK (chưa tính thuế, phí) chỉ khoảng 3.700 USD (giảm hơn 30% so với năm 2016), xấp xỉ 85 triệu đồng mỗi chiếc, đây cũng là mức giá rẻ sốc nhất so với thị trường các nước mà VN NK. Ô tô Ấn Độ NK về VN hiện nay chủ yếu là mẫu xe Hyundai i10, i20.
Từ đầu năm 2017 giá xe đã giảm nhưng chưa đáng kể - Ảnh: Thái Nguyễn
Nhập 85 triệu, bán 360 triệu
Đáng nói, hiện mức giá bán ra cho mỗi chiếc Hyundai i10 đến tay người tiêu dùng từ 360 - 450 triệu đồng tùy dòng số tự động, số sàn. Giá thành mỗi chiếc xe NK bao gồm giá xe tại cửa khẩu bên nhập (giá CIF), thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế VAT và chi phí khác.
Như vậy, nếu mỗi chiếc Hyundai i10 có giá CIF là 85 triệu đồng, thì sau khi cộng thuế NK (70% tính theo giá
Ngoài thuế suất cao, để chiếc xe hơi được lăn bánh trên đường, người dân còn phải chịu rất nhiều mức phí gồm: phí cấp biển số (2 - 20 triệu đồng tùy địa phương), phí đăng kiểm (240.000 - 560.000 đồng/lần kiểm định), phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật (50.000 - 100.000 đồng/lần), phí bảo trì đường bộ (1,4 triệu đồng/năm), bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vật chất, phí thử nghiệm khí thải (xe dưới 7 chỗ là 16 triệu đồng/lần), phí cấp giấy dán nhãn năng lượng (100.000 đồng).
CIF), thuế TTĐB (35%, tính sau khi cộng thuế NK), thuế VAT (10%, tính sau khi cộng giá CIF cùng thuế NK và thuế TTĐB) thì tổng giá trị chưa đến 220 triệu đồng. Với giá bán từ 360 - 450 triệu đồng, mức giá ô tô đến tay người tiêu dùng đã tăng ít nhất 300%, sau khi phải gánh nặng thuế và lãi cho các doanh nghiệp (DN) NK. Sau khi trừ thêm chi phí khác (gồm nhà xưởng, bến bãi, nhân công, lợi nhuận...), DN bán xe lãi trên 100 triệu đồng.
Với thị trường ASEAN, dù thuế suất NK đã giảm từ 40% xuống 30% từ đầu năm 2017, mức giá ô tô đến tay người tiêu dùng vẫn cao hơn rất nhiều lần giá NK. Cụ thể, theo ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty ô tô Thiên An Phúc, giá một chiếc Toyota Fortuner từ Indonesia về đến cảng VN là 27.500 USD (tương đương 700 triệu đồng tính theo tỷ giá hiện tại), nhưng giá đến tay người tiêu dùng là hơn 1,3 tỉ đồng, chênh ít nhất 600 triệu đồng.
“Thuế của chúng ta vẫn còn quá cao, khiến người tiêu dùng vẫn phải mua đắt gấp đôi, gấp ba giá một chiếc xe tương đương người dân các nước trong khu vực. Đơn cử năm 2018 khi thuế NK từ ASEAN về 0%, giá một chiếc Fortuner khi đó sẽ giảm 290 triệu đồng so với hiện nay chỉ nhờ giảm thuế NK”, ông Tuấn dẫn chứng. Chịu đựng quá lâu mức thuế suất cao đánh vào ô tô, theo ông Tuấn, nhiều người sẵn sàng chờ đến năm 2018 để mua ô tô, do không muốn lãng phí hàng trăm triệu chi trả cho thuế xe.
Nguy cơ trở thành điểm xả hàng xe cũ
Trong vòng chưa đầy một năm qua, giá NK bình quân từ Ấn Độ đã giảm mạnh, nếu giữa năm 2016 là 160 triệu đồng/xe, cuối năm 2016 là 100 triệu đồng/xe thì đến tháng 1.2017 chỉ còn 85 triệu đồng/xe. 
Bình quân số lượng xe hơi trên 1.000 người tại các nước là 80 - 100 xe, trong khi VN chỉ được hơn 20 xe. Mục tiêu chúng ta phải tiến tới bằng chỉ tiêu sống các nước trong khu vực, thì phải tiệm cận với chỉ tiêu sở hữu xe hơi, đây cũng là xu thế hội nhập
TS Ngô Trí Long
Đại diện một DN NK lý giải về mức giá gây sốc này có thể do các nhà kinh doanh xe Ấn Độ vốn không được hưởng ưu đãi về thuế, đã dùng chiêu hạ giá sát ván để cạnh tranh với xe từ thị trường Asean đang được hưởng ưu đãi thuế (70% so với 30%). Ngoài ra, không loại trừ trường hợp các nhà NK kê khai giá NK thấp hơn thực tế để hưởng lợi thêm khi tính thuế.
Mặt khác, Ấn Độ được xem là công xưởng sản xuất xe hơi lớn của thế giới, tập trung vào dòng xe nhỏ, rẻ và thường xuyên ra đời những mẫu mới. Những mẫu xe cũ hơn, đã lỗi thời, tiêu chuẩn khí thải thấp hơn như Euro2, Euro3 đang tranh thủ thời gian để nhập vào VN trước khi nước ta áp dụng tiêu chuẩn Euro4. Nhiều DN NK cũng đồng quan điểm cho rằng, nếu không sớm nâng hàng rào kỹ thuật như tiêu chuẩn khí thải lên Euro4 (các nước xung quanh VN như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan đã áp dụng), VN rất có thể sẽ trở thành điểm xả hàng cho những mẫu xe cũ, tiêu chuẩn khí thải thấp từ thị trường các nước.
Thứ hai, việc các DN liên doanh từng nhận rất nhiều ưu đãi đang dần từ bỏ sản xuất, lắp ráp chuyển sang NK xe nguyên chiếc từ các nhà máy tại thị trường ASEAN, chắc chắn sẽ xảy ra ở quy mô lớn hơn trong năm 2018. Theo ông Nguyễn Tuấn, điều này chưa hẳn đã có lợi cho người tiêu dùng, lý do với một vài mẫu xe lắp ráp đạt số lượng lớn trong nước, các DN sẽ không dại gì NK các mẫu xe tương tự từ thị trường Asean, như vậy giá xe chưa chắc đã giảm.
Không thể chỉ “đánh” vào người tiêu dùng
Theo TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế, người dân mong chờ thuế NK giảm để giá xe giảm mạnh, nhưng thực tế rất khó. Vì ngoài thuế NK còn rất nhiều loại thuế như TTĐB, cũng như quan hệ cung - cầu, cạnh tranh từng hãng, có hãng giảm giá sâu, có hãng giảm rất ít. Chưa kể, ngoài thị trường ASEAN, các thị trường khác thuế NK không giảm hoặc giảm không đáng kể.
“Ở VN đừng mơ xe giá rẻ, vì nhà nước không có chính sách khuyến khích, do nguồn thu thuế đang thiếu hụt, nên nguồn thu thuế từ ô tô là một phần bù đắp rất lớn, cộng thêm hạ tầng giao thông còn kém phát triển. Cùng một loại xe nhưng người VN phải mua với giá cao gấp 2 - 3 lần các nước khác vì thuế, phí đánh vào xe quá nặng”, ông Long nói.
Chuyên gia này cũng thẳng thắn cho rằng việc đánh mạnh vào thuế rất bất hợp lý. Nhà nước đặt ra mục tiêu phấn đấu về VN khỏi tụt hậu, lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới về chỉ tiêu phúc lợi xã hội, nhà ở, nhưng một trong những tiêu chí văn minh là ô tô thì lại hạn chế. “Chúng ta đã ở thế kỷ 21, với các nước sở hữu xe hơi là bình thường, nhưng ở VN lại là xa xỉ. Bình quân số lượng xe hơi trên 1.000 người tại các nước là 80 - 100 xe, trong khi VN chỉ được hơn 20 xe. Mục tiêu chúng ta phải tiến tới bằng chỉ tiêu sống của các nước trong khu vực, đó là phải tiệm cận với chỉ tiêu sở hữu xe hơi, đây cũng là xu thế hội nhập”, ông Long nhìn nhận.
Ông cho rằng, vai trò của nhà nước cần thể hiện ở chỗ đầu tư hạ tầng tốt lên để người dân có cơ hội sử dụng xe hơi, chứ không phải đánh vào thuế, phí khiến giá xe VN luôn đắt đỏ quá mức.
Theo chuyên gia này, không nên đánh vào nhu cầu sở hữu xe của người dân, mà có thể quản lý nhu cầu sử dụng qua các công cụ khác như phí lưu thông, đăng kiểm, bảo hiểm. Nếu vẫn duy trì giá xe cao như hiện nay, chỉ nhà nước có lợi nhờ thu thêm thuế, DN NK/lắp ráp có lợi, còn người tiêu dùng luôn chịu phần thiệt thòi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.