Cũng theo tiến sĩ Gilbert, những vi khuẩn gây ô nhiễm bao gồm tụ cầu, liên cầu và corynebacterium (loại vi khuẩn gây ra bệnh bạch cầu).
Mặc dù có khoảng 900 gram vi khuẩn trên làn da của con người, nhưng tiến sĩ Gilbert cam đoan rằng đó là điều bình thường. Mặc dù vậy, khi tiếp xúc với các vi khuẩn sống trên smartphone, các bệnh về da có thể xuất hiện. Chẳng hạn, những vi khuẩn khi tiếp xúc với chất trang điểm theo thời gian có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm gia tăng tình trạng viêm trên da.
Để khắc phục vấn đề này, tốt nhất người dùng nên làm sạch điện thoại của mình. Tiến sĩ Gilbert khuyến cáo mọi người nên sử dụng miếng khăn lau thấm rượu hoặc kháng khuẩn để lau bề mặt điện thoại của bạn.
Vệ sinh màn hình smartphone thường xuyên sẽ giúp điện thoại bạn sạch sẽ hơn - Ảnh chụp màn hình
|
Dẫu vậy, vẫn có nhiều chất làm sạch đặc biệt mà bạn có thể sử dụng để lau chùi bề mặt điện thoại mà không gây ảnh hưởng đến lớp phủ nói trên.
Bên cạnh đó, nhiều phụ kiện điện thoại khác cũng có thể gây ra các vấn đề về da, như tai nghe. Bác sĩ da liễu Debra Luftman từng cho biết với Yahoo rằng, đeo tai nghe over ear là một cách “tuyệt vời” cho những ai muốn tăng số lượng mụn trứng cá hoặc bệnh nhiễm trùng da. Theo tiến sĩ Luftman, mồ hôi và hơi ẩm có thể tồn đọng trên miếng đệm tai nghe và tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển khi bạn đeo chúng.
Nếu có một tai nghe với miếng đệm bằng da thật, bạn có thể lau chùi sạch miếng đệm tai nghe với rượu hoặc khăn lau chống vi khuẩn.
Bình luận (0)