Tuy nhiên, theo lương y Lê Văn Cảnh (TP.HCM), để thuốc đông y có tác dụng tốt nhất, người dùng phải tuân thủ đúng các bước, từ việc sắc rồi uống với liều lượng sao cho hợp lý.
Sắc thuốc đúng cách
Để thuốc đông y phát huy tác dụng tối đa, người sử dụng cần lưu ý đến phương thức sắc thuốc.
Theo lương y Lê Văn Cảnh, người bệnh mỗi ngày thường uống 1 thang thuốc, 1 thang sắc 2 lần đối với thuốc chữa bệnh, 3 - 4 lần đối với những loại thuốc bổ dưỡng... Tùy mỗi loại bệnh mà thầy thuốc sẽ có hướng dẫn riêng, người bệnh nên lưu ý những ghi chú trên toa thuốc vì có những bệnh, thuốc chỉ sắc 1 lần là đổ bỏ.
Ngoài ra, việc sắc thuốc phải tuân thủ một số điều kiện để có được chất lượng thuốc tốt nhất. Trước tiên, phải luôn nhớ dù thuốc sắc bao nhiêu lần trong ngày đều phải lấy phần nước thuốc sau mỗi lần sắc gộp chung lại và chia đều ra các cữ để uống. Việc hòa chung nước thuốc các lần sắc lại sẽ giúp thuốc có hoạt chất bằng nhau ở các cữ uống, do nước sắc lần 1 sẽ cho hoạt chất nhiều nhất và nhạt dần ở những lần sau.
Nước dùng để sắc thuốc phải lấy từ nguồn nước sạch. Lượng nước sử dụng để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Thông thường, đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay đối với lần đầu; những lần sắc sau ít hơn lần trước một chút.
tin liên quan
Công dụng trị bệnh của tỏiTỏi là gia vị quen thuộc của người Việt trong bữa ăn hằng ngày. Trong đông y, tỏi còn là vị thuốc trị một số bệnh hay gặp.
Cách uống thuốc thang
Thuốc đông y hay còn được gọi là thuốc thang, loại thuốc muốn uống phải sắc, khi uống phải để nước thuốc ấm, khi ấy nhiệt độ của thuốc và nhiệt độ cơ thể phù hợp thì thuốc sẽ nhanh có tác dụng, đồng thời không gây tình trạng đầy bụng.
Thời gian uống thuốc sắc tốt nhất là lúc bụng nửa đói nửa no, tránh ăn no rồi mới uống ngay sẽ gây đầy bụng, do tỳ (một cơ quan nằm bên trái của dạ dày có chức năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng) lúc đó chỉ vận chuyển thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Riêng đối với những toa thuốc điều trị bệnh về đường tiêu hóa thì nên uống lúc đói.
|
Siêu sắc đúng chuẩn
Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc, bởi trong các vị thuốc có rất nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy và làm biến đổi, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Nếu ngày xưa, người bệnh chỉ dùng siêu đất và đun bằng than, củi, mất rất nhiều thời gian... thì ngày nay đã có rất nhiều dụng cụ sắc thuốc vừa tiện lợi lại không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc. Trong số đó có siêu điện (người bệnh tự sắc), tủ điện hoặc máy sắc (dành cho các bệnh viện)... tiện lợi và an toàn.
Kiêng kỵ khi uống thuốc
Một số điều kiêng kỵ sẽ giúp người bệnh đảm bảo được chất lượng của thuốc. Ví dụ: đau dạ dày thì phải kiêng chua, cay, nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các bệnh phong thấp đau nhức thì phải kiêng đồ biển, đồ phong (tôm cua, cá biển, thịt bò, gà, măng, cà…), chỉ nên ăn thịt heo, cá đồng, cá sông. Ngoài ra, còn phải kiêng cữ một vài chất có thể làm mất chất lượng của thuốc như: đậu xanh, giá sống, củ cải trắng, rau muống, khoai lang...
tin liên quan
Khi người mệt mỏi, đừng quên những thực phẩm sauMệt mỏi có thể xảy ra do hệ miễn dịch, các phản ứng phụ do thương tích… Có nhiều loại thuốc chữa bệnh để giải quyết tình trạng mệt mỏi trong người được liệt kê dưới đây, theo boldsky.
tin liên quan
Cách dưỡng da và tóc bằng nước dừa tươiCũng như dầu dừa và nước cốt dừa, nước dừa tươi có nhiều lợi ích khi sử dụng làm đẹp da và tóc.
Bình luận (0)