Đuối nước diễn ra như thế nào?

16/04/2022 09:11 GMT+7

Nếu một người hít phải nước khi bị chìm từ 4 đến 6 phút mà không được hồi sức sẽ dẫn đến tổn thương não và cuối cùng là tử vong, theo trang tin sức khỏe Healthline .

Hít bao nhiêu nước thì chết đuối?

Lượng nước để khiến phổi ngừng hoạt động tùy theo độ tuổi, cân nặng, sức khỏe hô hấp của từng người.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một người có thể chết đuối trong 1 ml nước đối với mỗi kg cân nặng. Ví dụ người nặng 65 kg có thể chết đuối sau khi hít 1/4 cốc nước.

Chết đuối có thể xảy ra rất nhanh

Shutterstock

Một người đã lên bờ vài giờ vẫn có thể chết đuối do trước đó hít phải nước khi chìm. Đây là hiện tượng chết đuối thứ cấp hay chết đuối khô, theo Healthline.

Đuối nước có thể diễn ra từ ​​10 - 12 phút

Đuối nước xảy ra nhanh và theo từng giai đoạn. Có thể mất từ ​​10 - 12 phút trước khi chết. Với trẻ em thì nhanh hơn nhiều. Trong vài giây đầu tiên sau khi hít phải nước, người đuối nước sẽ ở trong trạng thái chiến đấu và cố gắng thở.

Khi đường thở bắt đầu đóng lại để ngăn không cho nước vào phổi nhiều hơn, họ sẽ bắt đầu nín thở một cách vô thức. Điều này diễn ra trong tối đa 2 phút, cho đến khi họ bất tỉnh.

Nạn nhân trở nên bất tỉnh. Trong giai đoạn này, họ vẫn có thể được hồi sinh thông qua hô hấp nhân tạo và có có thể cứu được.

Cơ thể đi vào trạng thái co giật do thiếu oxy, có thể giống như một cơn động kinh. Nếu không có oxy, cơ thể sẽ chuyển sang tím tái và có thể bị giật một cách thất thường.

7 bước cứu người đuối nước

Shutterstock

Não, tim và phổi đạt đến trạng thái không thể hồi sinh được nữa. Giai đoạn cuối của đuối nước là thiếu oxy não, sau đó là tử vong lâm sàng, theo Healthline.

Phòng chống đuối nước

Đuối nước diễn ra rất nhanh nên chủ động phòng tránh là rất cần thiết.

Có một số cách sau:

Có rào chắn ở các hồ bơi và lối vào các vùng nước

Học bơi

Luôn giám sát trẻ em khi dưới nước: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, đuối nước là nguyên nhân số một gây tử vong cho trẻ em từ 1 đến 4 tuổi.

Trang bị đầy đủ áo phao hoặc phao bơi

Không bơi sau khi uống bia rượu

Học cách hô hấp nhân tạo, theo Healthline.

Các bước cứu người đuối nước

1. Gọi trợ giúp

Thông báo cho nhân viên cứu hộ hoặc nhờ người gọi cấp cứu.

2. Đưa người đuối nước vào bờ

3. Kiểm tra hơi thở

Đặt tai sát miệng và mũi của họ, kiểm tra xem còn thở không?

Nhìn xem ngực của người đó có cử động không?

4. Nếu người đó không thở, hãy kiểm tra mạch trong 10 giây

5. Nếu không có mạch, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo

Đối với người lớn:

Cẩn thận đặt người đó nằm ngửa. Ép ngực bằng 2 tay chồng lên nhau, nhấn xuống ít nhất 5 cm. Đảm bảo không đè lên xương sườn.

Kiểm tra xem người đó đã bắt đầu thở chưa.

Đối với trẻ:

Mở đường thở: Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa. Ngửa đầu ra sau và nâng cằm. Đối với trẻ sơ sinh, lưu ý không ngửa đầu ra sau quá xa.

Với trẻ lớn hơn, hãy bóp mũi, rồi thổi vào miệng trẻ trong 1 giây cho ngực trẻ nâng lên, rồi thổi lần 2.

Sau đó bắt đầu ép ngực:

Đối với trẻ, đặt một bàn tay lên giữa ngực. Đối với trẻ sơ sinh, đặt hai ngón tay lên xương ức.

Ấn xuống ít nhất 5 cm đối với trẻ em, khoảng 4 cm đối với trẻ sơ sinh. Đảm bảo không ấn vào xương sườn hoặc phần cuối của xương ức.

Thực hiện 30 lần ép ngực. Để ngực nhô cao hoàn toàn giữa các lần ép.

Kiểm tra xem trẻ đã bắt đầu thở chưa.

Hãy tạm dừng để gọi cấp cứu sau 2 phút hô hấp nhân tạo.

6. Lặp lại nếu người đó vẫn không thở

Thổi hơi 2 lần. Mở đường thở bằng cách ngửa đầu ra sau và nâng cằm.

Bóp mũi nạn nhân, dùng miệng thở 2 hơi, mỗi hơi trong một giây cho lồng ngực nâng lên.

Thực hiện 2 lần thổi hơi rồi 30 lần ép ngực.

Tiếp tục chu kỳ 30 lần ép ngực và 2 lần thổi hơi cho đến khi họ bắt đầu thở hoặc có cấp cứu đến, theo WebMD.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.