Đường huyết cao: Khi nào còn kịp chữa khỏi, cách đẩy lùi bệnh?

09/02/2023 11:07 GMT+7

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ nhưng có thể được kiểm soát khi thay đổi lối sống, theo tờ Hindustan Times.

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Bệnh sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 và gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống và chế độ dinh dưỡng.

Bình thường: Lượng đường trong máu lúc đói là từ 70-100mg/dL.

Tiền tiểu đường: Khi lượng đường trong máu lúc đói là từ 100-125 mg/dL. Đây là giai đoạn có thể đảo ngược tình trạng để trở về bình thường.

Tiểu đường: Khi lượng đường trong máu lúc đói cao hơn 126mg/dL. Ở mức này, người bệnh hầu như phải sống chung với bệnh.

Đường huyết cao: Khi nào còn kịp chữa khỏi, phải làm gì để đẩy lùi bệnh? - Ảnh 1.

Xác định nồng độ glucose trong máu là cơ sở chẩn đoán bệnh tiểu đường

SHUTTERSTOCK

2. Dấu hiệu của tiền tiểu đường

Tiến sĩ V. Mohan, Chủ tịch kiêm Bác sĩ trưởng, Trung tâm Chuyên khoa Bệnh tiểu đường của Tiến sĩ Mohan & Quỹ Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Madrascho (Ấn Độ), cho hay tiền tiểu đường chỉ được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu và thường không có triệu chứng.

Nếu tình trạng này tiến triển thành bệnh, có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Khát nước
  • Tăng cơn đói
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay
  • Khó chữa lành vết thương

Tiền tiểu đường được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán tiền tiểu đường, cần phải đo đường huyết. Có thể đo đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose hoặc xét nghiệm HbA1c, theo Hidustan Times.

Những ai nên làm những xét nghiệm này?

Những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
  • Bị tiểu đường khi mang thai hoặc sinh con
  • Người trên 45 tuổi
Đường huyết cao: Khi nào còn kịp chữa khỏi, phải làm gì để đẩy lùi bệnh? - Ảnh 2.

Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

SHUTTERSTOCK

Làm gì để ngăn chặn nguy cơ bị tiền tiểu đường?

Áp dụng lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ tiền tiểu đường và có khả năng hỗ trợ và làm chậm sự tiến triển thành bệnh tiểu đường. Chuyên gia dinh dưỡng Umasakthy đưa ra một số gợi ý:

  •  Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng
  • Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên
  • Thực hiện giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì

Bị tiền tiểu đường cần làm gì để đẩy lùi bệnh?

Nghiên cứu đã chứng minh giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ phát triển tiền tiểu đường thành bệnh tiểu đường.

Giảm lượng carbohydrate, tăng lượng protein và chuyển sang chất béo lành mạnh có thể giúp đưa tiền tiểu đường trở lại trạng thái bình thường.

Thuốc cũng có thể giúp ích trong một số trường hợp, chuyên gia Umasakthy nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.