Dự kiến, thiệt hại gây ra cho cả năm 2016 là 535 tỉ đồng, bao gồm giảm 471,6 tỉ đồng doanh thu, phát sinh 61,1 tỉ đồng chi phí tại các công ty vận tải và 2,3 tỉ đồng doanh thu; 2,2 tỉ đồng chi phí tại chi nhánh khai thác.
Tính chung toàn VNR sản lượng và doanh thu chỉ đạt hơn 80% (sản lượng đạt 88,1%, doanh thu đạt 86,9%) so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, khả năng phục hồi sản xuất vận tải trong năm 2016 để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% sản lượng và doanh thu là khó thực hiện.
Vì vậy, VNR đã xây dựng lại chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu tăng trưởng về sản lượng, doanh thu đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2015. Theo đó, tổng doanh thu hợp nhất là 7.901 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 185 tỉ đồng, cao hơn 74 tỉ đồng so với năm 2015.
VNR cho hay, giai đoạn 2016 - 2020, nhà nước bố trí cho ngành đường sắt là 2.350 tỉ đồng, tập trung chủ yếu vào các dự án như cải tạo nâng cấp đường sắt Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, cải tạo gia cố hầm yếu trên tuyến đường sắt Thống Nhất, lắp đặt hệ thống cần chắn tự động tại 300 đường ngang...
Tuy nhiên, nguồn vốn trên chỉ đủ bố trí trả nợ khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản (660 tỉ đồng), hoàn vốn ứng kế hoạch các năm trước (673 tỉ đồng)… VNR hiện phải duy trì nhiều tuyến tàu phục vụ an sinh xã hội như: Long Biên - Quán Triều, Hà Nội - Lạng Sơn... thu không đủ bù chi. VNR đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ với các tuyến khó khăn trên.
Bình luận (0)