Những hình ảnh Michiko (Akari) cùng Trịnh Công Sơn (Trần Lực) khiêu vũ trên một con dốc ở Đà Lạt trong buổi chiều tà đầy lãng mạn và diễm tình, hay cảnh Trịnh Công Sơn dạy học tại núi rừng B’Lao hùng vĩ xen kẽ những ánh sáng le lói trong ngôi nhà nhỏ của anh giáo Trịnh lọt thỏm trong cánh rừng là những phân cảnh đậm nét nghệ thuật, khiến khán giả không thể nào dừng mạch chảy cảm xúc khi ngắm nhìn những thước phim đẹp không thốt nên lời.
Thành công lớn của Em và Trịnh là chọn được những diễn viên phù hợp mang những màu sắc rõ nét của từng nhân vật. Dao Ánh (Hoàng Hà) có nụ cười trong veo khiến người xem chất chứa thiện cảm hay Khánh Ly (Bùi Lan Hương) có sự từng trải của người đàn bà hát.
Trịnh Công Sơn trở thành tượng đài vĩ đại của nền âm nhạc nói riêng và văn hóa đại chúng Việt Nam nói chung. Tên ông đã được đặt tên đường, có trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions) và được ái mộ ở cả xứ sở hoa Anh Đào. Mới đây, Galaxy đã đưa hình ảnh Trịnh Công Sơn lên phim Em và Trịnh.
Không phải đợi bây giờ mà từ hơn nửa thế kỷ trước, khi những ca từ Ướt mi vang lên da diết qua tiếng hát ru hồn của Thanh Thúy, nhiều người đã biết đến Trịnh Công Sơn. Nỗi buồn nơi con người nào chỉ là buồn đau về một mối tình hoài vọng. Ẩn sâu trong tình khúc Trịnh Công Sơn tưởng chỉ tha thiết nhớ, tha thiết quên còn là ôm ấp cả nỗi niềm cô đơn thân phận “Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá. Hồn ta gió cát phù du bay về…” và không tránh khỏi chạnh lòng “Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu” (Tình xa). Để rồi khắc khoải “Muốn một lần tạ ơn với đời chút mặn nồng cho tôi. Có những lần nằm nghe tiếng cười nhưng chỉ là mơ thôi” (Như một lời chia tay). Và trăn trở “Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai, là ai, là ai?” (Tôi ơi đừng tuyệt vọng).
Nhưng ở nhạc Trịnh không chỉ có thâm trầm tĩnh lặng. Tâm hồn người nghệ sĩ vẫn trong trẻo yêu đời nên ông mới vẽ được màu đặc biệt của nắng từ đôi mắt người thiếu nữ “Màu nắng hay là màu mắt em. Mùa thu mưa bay cho tay mềm. Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm…” (Nắng thủy tinh).
Trong phim Em và Trịnh, mỗi cảnh vật, mỗi không gian dù thân quen trần trụi nhưng hễ là kỷ niệm, qua ngôn từ bậc thầy của Trịnh Công Sơn đều như được thổi vào đó một vẻ nên thơ, lãng mạn và đẹp đẽ vô ngần. Phải tha thiết lắm với cuộc sống này, Trịnh Công Sơn mới tinh tế đến thế.
PNJ đã đồng hành với Galaxy trong bộ phim này như một sẻ chia đồng điệu các giá trị mà Trịnh Công Sơn để lại. PNJ mong muốn triết lý sống “yêu thương vô cùng con người và cuộc đời” của Trịnh Công Sơn ngày càng lan tỏa. Các đối tác và khách hàng đặc biệt của PNJ sẽ được thưởng thức phim Em và Trịnh trong những suất chiếu riêng ở Huế, TP.HCM, Hà Nội. Ngoài ra, PNJ cũng giới thiệu đến người mến mộ bộ sưu tập “Yêu thương là vô cùng” nhằm tôn vinh người nhạc sĩ tài hoa bậc nhất của nền âm nhạc Việt Nam cũng như đem đến những thiết kế trang sức, vừa gợi nhắc phong cách retro thời trang Việt Nam những năm 60-70 vừa sáng tạo độc đáo, khắc họa hình ảnh những quý cô cổ điển, nhẹ nhàng và thanh lịch.
Đây cũng chính là nguồn cảm hứng bất tận trong triết lý âm nhạc của cố nhạc sĩ. Nghe nhạc Trịnh, ta như thưởng ngoạn một bức tranh, mỗi người có một góc nhìn riêng, hoặc trầm trồ, ngưỡng mộ, hoặc phấn chấn vui tươi, hoặc rung rung niềm xúc cảm. BST Yêu thương là vô cùng được PNJ sử dụng nhiều chất liệu quý hiếm cao cấp như kim cương, đá ruby, ngọc trai và lấy cảm hứng từ những điều gần gũi, gắn liền với cuộc đời Trịnh Công Sơn: Chữ S trong chữ ký của cố nhạc sĩ, trong khóa Sol, và nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ. Tất cả được đặt trọn trong trái tim: biểu tượng của tình yêu đôi lứa, cuộc sống và tha nhân. Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết BST tại đây.
Bình luận (0)