Hộ kinh doanh bị loại
Cụ thể, dự thảo quy định chỉ các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo hình thức hợp đồng, du lịch, taxi mới được sử dụng hợp đồng vận tải điện tử.
Ngoài việc phải niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh ở hai bên thân xe, có logo nhận diện..., dự thảo yêu cầu các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối hợp đồng vận tải điện tử phải ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ sử dụng phần mềm và chỉ được cung cấp dịch vụ cho DN, HTX kinh doanh vận tải đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô có nhu cầu sử dụng phần mềm để kết nối hợp đồng vận tải điện tử... Không được cung cấp dịch vụ kết nối hợp đồng vận tải điện tử cho hộ kinh doanh vận tải, phương tiện cá nhân và các phương tiện không kinh doanh vận tải.
tin liên quan
Hiệp hội taxi cả 3 miền đồng loạt 'kêu cứu'Tăng chi phí, đẩy giá cước
Theo các chuyên gia, các quy định này đã bộc lộ rõ các bất cập, lẽ ra nên sửa đổi cho phù hợp với thực tế sau hơn 2 năm thí điểm hoạt động của Uber, Grab. Bởi hiện để đáp ứng yêu cầu, loại hình taxi dùng công nghệ như Uber, Grab và các xe dịch vụ dưới 7 chỗ gọi qua internet buộc phải thuộc HTX hoặc công ty vận tải. Vì vậy các tài xế buộc phải gia nhập các HTX (dễ dàng hơn mô hình DN) để được cấp phù hiệu. Nhiều tài xế than phải đóng cho HTX mỗi năm khoảng 3 - 6 triệu đồng chi phí quản lý để được cấp phù hiệu hợp đồng, mặc dù tất cả hoạt động hằng ngày đều thông qua phần mềm Uber, Grab, không liên quan đến quản lý của HTX.
tin liên quan
Quản lý hoạt động Grab, Uber như vận tải taxiTS Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường ĐH Fulbright, phân tích việc các tài xế Uber, Grab phải tìm cách vào các HTX, mỗi năm sẽ phải đóng một khoản tiền nhất định sẽ được tính vào chi phí, như vậy giá cước xe chắc chắn sẽ tăng, chịu thiệt thòi trực tiếp là người tiêu dùng. Chưa kể việc các tài xế Uber, Grab “xoay xở” để trở thành thành viên của một HTX cũng dễ dẫn đến tiêu cực.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại luật gia VN, cũng cho rằng yêu cầu Uber, Grab cung cấp ứng dụng qua một đơn vị trung gian sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành, thiệt thòi cho người tiêu dùng. Mô hình HTX hiện nay còn nhiều bất cập, nén thêm một loại hình vào nữa chỉ càng làm công tác quản lý thêm rắc rối. Theo ông Hậu, hướng đi tốt nhất cho quản lý nhà nước hiện nay là áp theo luật DN, yêu cầu thành lập DN, quản lý qua pháp nhân và trách nhiệm dân sự, bồi thường đối với các trường hợp gây tai nạn.
Theo Bộ GTVT, hiện có 36.809 phương tiện tham gia thí điểm hình thức hợp đồng điện tử, trong đó lượng xe sử dụng ứng dụng Grab, Uber chiếm đa số. Tại TP.HCM, tính đến 24.11.2017, có 114 đơn vị vận tải tham gia ký kết hợp đồng hoạt động với Grab VN, số lượng xe được Sở GTVT cấp phù hiệu xe hợp đồng và tham gia hoạt động là 18.110 chiếc.
|
Bình luận (0)