"Không đạt được thỏa thuận nào. Văn bản pháp lý hiện đã được thống nhất, nhưng Ba Lan vẫn chưa thể đồng ý về mức giá", một nhà ngoại giao nói với Reuters. Các nhà ngoại giao cho biết ngày tổ chức cuộc đàm phán tiếp theo vẫn chưa được ấn định, mặc dù cơ chế trần giá dự kiến có hiệu lực vào ngày 5.12.
Một tàu chở dầu thô của Nga |
reuters |
Nếu không có thỏa thuận nào về ý tưởng trần giá mà G7 đề xuất trước ngày 5.12, EU sẽ thực hiện các biện pháp khắc nghiệt hơn mà các thành viên đã nhất trí hồi cuối tháng 5: cấm nhập khẩu dầu thô Nga vận chuyển bằng tàu biển từ ngày 5.12 và các chế phẩm dầu mỏ từ ngày 5.2, theo các nhà ngoại giao Ba Lan.
Hungary và hai quốc gia Trung Âu khác không giáp biển được miễn trừ khỏi lệnh cấm đó vì họ chủ yếu nhập khẩu dầu Nga thông qua hệ thống đường ống.
EU chia rẽ nội bộ, còn bế tắc về áp giá trần dầu Nga |
Các quốc gia G7 đã đề xuất một phiên bản nhẹ nhàng hơn của lệnh cấm mà EU thông qua để giữ ổn định nguồn cung dầu cho nền kinh tế toàn cầu, bởi vì Nga cung cấp 10% lượng dầu của thế giới. Theo kế hoạch này, EU và các khách hàng khác trên thế giới vẫn tiếp tục mua dầu thô của Nga, nhưng chỉ khi giá của nó bằng hoặc thấp hơn mức trần mà G7 chấp nhận. Mục đích của việc này là cắt giảm nguồn thu của Nga, nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới.
G7 đã đề xuất mức trần đối với dầu thô Nga là 65-70 USD/thùng, nhưng Ba Lan và một số nước khác cho rằng mức trần như vậy sẽ không ảnh hưởng đến Moscow vì giá thị trường của dầu thô Nga hiện đã ở dưới mức đó, chỉ 63,5 USD/thùng.
Với chi phí sản xuất dầu thô ước tính khoảng 20 USD/thùng, Moscow thu được lợi nhuận rất lớn từ việc xuất khẩu dầu của mình. Ba Lan, Lithuania và Estonia đã thúc đẩy mức trần là 30 USD/thùng.
"Ba Lan hoàn toàn không khoan nhượng về mức trần giá, không đề xuất một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được... Rõ ràng là sự khó chịu ngày càng gia tăng vì lập trường của Ba Lan", nhà ngoại giao EU cho biết.
Malta, Cyprus và Hy Lạp lo lắng rằng mức trần mà G7 đề xuất quá thấp, ảnh hưởng đến ngành vận tải biển khổng lồ của họ. Song các nhà ngoại giao cho biết 3 nước này đã được nhượng bộ ở một số điều khoản trong văn bản pháp lý và không còn là trở ngại đối với thỏa thuận.
Lãnh đạo NATO thừa nhận châu Âu đang sắp đối mặt với "thời điểm khó khăn" vì xung đột Ukraine |
Để thực thi chính sách trần giá theo đề xuất của G7, các công ty vận tải, bảo hiểm và tái bảo hiểm (tức bảo hiểm cho công ty bảo hiểm) sẽ bị cấm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn giá do G7 và các đồng minh của họ đặt ra.
Vì các công ty vận tải và bảo hiểm quan trọng của thế giới hầu như đều đặt trụ sở tại các quốc gia G7, nên việc áp trần giá sẽ khiến Moscow khó bán dầu của mình với giá cao hơn.
Bình luận (0)