Theo Russia Today, lý do áp đặt lệnh trừng phạt là vì hai nước trên vi phạm quy định chi tiêu của Liên minh châu Âu (EU).
Cụ thể, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bị cho là chưa đủ nỗ lực để cắt giảm thâm hụt ngân sách, mà theo quy định tài chính của EU là không nhiều hơn 3% GDP. Tiêu chí trên được đưa ra trước sự xuất hiện của đồng tiền chung hồi năm 1999. Đến nay, chưa quốc gia nào bị phạt vì phá vỡ luật.
Các lệnh trừng phạt có thể gồm một khoản tiền phạt lên đến 0,2% GDP của một nước và việc dừng đến 0,5% nhiều cam kết và thanh toán từ các quỹ cơ cấu của EU.
Trước đó, Brussels đã đòi hỏi Tây Ban Nha giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,2% GDP năm 2015 từ mức 5,9% năm 2014, song Madrid chỉ giảm thâm hụt ngân sách xuống được tới 5,1% GDP. Bồ Đào Nha thì có thâm hụt ngân sách là 4,4% trong năm ngoái, giảm từ mức 7,2% năm 2014 và gần 10% năm 2010.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin nói với cánh báo chí rằng Bồ Đào Nha “không đáng bị kỷ luật quá mức”. Ông đánh giá cao nỗ lực của nước này trong những năm gần đây. Thủ tướng Tây Ban Nha Luis de Guindos cho hay các biện pháp trừng phạt sẽ là “vô nghĩa”.
tin liên quan
8 nước châu Âu có tình hình ngân sách rơi vào vùng nguy hiểmKhi nói đến kỷ luật tài chính của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), tất cả xoay quanh con số 3.
Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem cho biết một quyết định nên có “càng sớm càng tốt” để đem đến “sự rõ ràng và chắc chắn”. Ông Dijsselbloem cùng Ủy viên Tài chính EU Pierre Moscovici nói rằng các quy định của khối sẽ được áp dụng “một cách thông minh”.
Một khi quyết định được đưa ra, Ủy ban châu Âu sẽ có 20 ngày để chuẩn bị hình phạt. Nếu các bộ trưởng eurozone phê duyệt biện pháp trừng phạt, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ có 10 ngày để giải thích tình hình của họ và kháng quyết định.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều là thành viên của khu vực 19 nước sử dụng đồng euro, có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lần lượt là 22,1% và 12,6% vào cuối năm 2016.
Năm 2012, Tây Ban Nha nhận hàng tỉ USD từ EU để giải cứu hệ thống ngân hàng. Chính phủ nước này sau đó thực hiện chính sách thắt chặt tài chính cứng rắn.
Bồ Đào Nha thì nhận được gói cho vay từ các nước thuộc eurozone vào năm 2011. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phân bổ 78 tỉ EUR để hỗ trợ Lisbon. Đổi lại, Bồ Đào Nha phải giảm lương nhân viên nhà nước, cắt bớt phúc lợi xã hội và tăng thuế.
tin liên quan
Châu Âu đau đầu chuyện thanh niên thất nghiệpKể từ cuộc khủng hoảng tài chính, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao đã và đang là vấn đề trên toàn thế giới.
Bình luận (0)