Cụ thể, EVN yêu cầu Công ty Mua bán điện khẩn trương đàm phán đối với các chủ dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã có hồ sơ đề nghị đàm phán giá điện. Kết quả rà soát giá điện các dự án này cao hơn 50% giá trần của khung giá phát điện (quy định tại Quyết định 21 ngày 7.1.2023 của Bộ Công thương), nhưng chủ đầu tư có đề xuất áp dụng mức giá tạm thời thấp hơn hoặc bằng 50% giá trần của khung giá phát điện theo Quyết định 21 của Bộ Công thương.
Việc đàm phán sẽ tuân theo điều 26 Nghị định 137/2013. Thống nhất mức giá tạm thời cho đến khi hai bên thỏa thuận được mức giá điện chính thức, không thực hiện hồi tố, ký biên bản, ký tắt dự thảo hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng mua bán điện hiện hữu.
Thứ 2, rà soát và ký biên bản với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chi tiết các văn bản, thủ tục pháp lý còn thiếu so với yêu cầu của Thông tư số 15/2022. Có thời hạn dự kiến chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thiện các thủ tục trên. Đồng thời, bổ sung điều khoản về hoàn thiện các thủ tục pháp lý là điều kiện để hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
Thứ 3, khẩn trương thực hiện đàm phán giá điện chính thức của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp theo các chỉ đạo của Bộ Công thương và của EVN. Báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 5.5 để báo cáo Hội đồng Thành viên Tập đoàn và Bộ Công Thương xem xét, chỉ đạo.
Trước đó, ngày 19.4, Cục Điều tiết điện lực có công văn 465 gửi EVN, liên quan đề xuất mức giá tạm thời của một số chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
Đến nay, theo EVN, có gần 30 hồ sơ dự án trên 84 dự án năng lượng tái tạo đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện cho Công ty Mua bán điện.
Bình luận (0)