EVN ủng hộ Bộ Công thương điều chỉnh tăng giá điện 3 tháng/lần

21/08/2023 10:42 GMT+7

Góp ý cho dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thống nhất với thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Góp ý dự thảo, EVN đồng ý với phương án điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất. Và việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, EVN cũng thống nhất với các quy định liên quan đến việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm. EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công thương báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán; báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, công bố công khai.

EVN ủng hộ Bộ Công thương điều chỉnh tăng giá điện 3 tháng/lần - Ảnh 1.

EVN đồng ý phương án điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần và tăng 3% trở lên

EVN

Tuy nhiên, EVN đề nghị dự thảo hiệu chỉnh sửa đổi "chi phí khâu truyền tải điện" là chi phí "mua vào dịch vụ truyền tải điện", bổ sung chi phí "điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực”. Tại dự thảo, phương pháp lập giá bán điện bình quân của Bộ Công thương đưa ra bao gồm chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện, lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện.

Tại dự thảo này, nguyên tắc điều chỉnh giá là sau khi Bộ Công thương kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân sẽ được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu. Chi phí này bao gồm khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân sẽ có tăng, có giảm với biên độ được quy định rõ ràng. Cụ thể, trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.

Cụ thể, nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

EVN ủng hộ điều chỉnh tăng giá điện 3 tháng/lần

Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công thương sẽ quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN; tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.