Cụ thể, yêu cầu các đơn vị thực hiện nguồn lực, trang thiết bị, vật tư để sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra. Song song đó, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan đối với công tác phòng chống thiên tai trong công tác quản lý vận hành hệ thống điện. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và sửa chữa những khu vực ngập úng, khu vực cấp điện quan trọng để kịp thời sửa chữa ngay khi thấy bất thường. Yêu cầu các đơn vị chủ động gia cố các móng và cột điện, đường dây, trạm điện, đặc biệt tại các địa bàn xung yếu như triền dốc, bờ sông, các đường dây mới... Trường hợp phát hiện nguy hiểm cần phải tiến hành khẩn cấp việc di dời các công trình điện ra khỏi khu vực sạt lở, xử lý ngay các sự cố về điện do sạt lở gây ra.
Công nhân EVNHCMC đang thực hiện kiểm tra, bó gọn dây thông tin để đảm bảo an toàn điện |
Ngoài ra, EVNHCMC cho kiểm tra, thay thế hoặc đề nghị các chủ đầu tư thực hiện thay thế ngay các tủ điện rỉ sét lâu năm, gây mất an toàn và có nguy cơ rò điện cao của các tủ điện phân phối, đặc biệt tại các trường học, các cơ sở nuôi dạy trẻ, các trường mầm non, khu vui chơi giải trí và các chung cư, nơi tập trung đông người trên địa bàn quản lý.
Theo thông báo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP, từ tháng 4-9, hiện tượng sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển thường dễ xảy ra do mực nước chân triều rút thấp nhất trong năm. Tính đến nay, EVNHCMC đã phối hợp với các đơn vị viễn thông hoàn thành hơn 245 dự án tại hơn 200 đoạn tuyến đường, với hơn 1.000 km lưới điện trung thế và gần 1.800 km lưới điện hạ thế được ngầm hóa. Riêng khu vực trung tâm tỷ lệ ngầm hóa 99% lưới điện trung thế, hơn 80% lưới điện hạ thế.
Bình luận (0)