Facebook, YouTube, Twitter xử trí ra sao khi lãnh đạo thế giới vi phạm quy định đăng bài?

11/05/2021 08:34 GMT+7

Trước đây, việc quản lý thông tin từ các nhà lãnh đạo khá đơn giản. Nhưng trong kỷ nguyên truyền thông chính trị hiện nay, có rất nhiều trang mạng xã hội đang đau đầu về việc xử lý các nhà lãnh đạo và chính trị gia vi phạm quy định đăng bài.

Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Facebook, cho biết: "Giờ đây, nhiều người lo ngại rằng các nền tảng mạng xã hội có thể cấm cửa các nhà lãnh đạo dân cử. Tôi cũng vậy." 
Trước đây, việc quản lý thông tin từ các nhà lãnh đạo khá đơn giản. Nhưng trong kỷ nguyên truyền thông chính trị hiện nay, có rất nhiều trang mạng xã hội đang đau đầu về việc xử lý các nhà lãnh đạo và chính trị gia vi phạm quy định đăng bài. 
Cựu Thủ tướng Đan Mạch, bà Helle Thorning-Schmidt, thành viên ban giám sát của Facebook, phát biểu: "Họ không thể tự tạo ra những quy tắc trong quá trình hoạt động. Về cơ bản, tất cả người dùng đều được bình đẳng. Và các mạng xã hội tuân theo các tiêu chuẩn, kể cả khi quyết định các hình phạt áp lên người dùng".

Nhiều trang mạng xã hội đang đau đầu về việc xử lý các nhà lãnh đạo vi phạm quy định đăng bài.

Chụp màn hình Reuters

Hầu hết các nền tảng đều có các quy tắc ưu tiên hơn cho các nhà lãnh đạo, các quan chức được bầu cử và các ứng viên chính trị. Cụ thể, Facebook có chính sách ưu tiên thông qua bài đăng vi phạm quy tắc của các chính trị gia nếu lợi ích của nó đối với công chúng lớn hơn tác hại. 
"Hệ thống dù không hoàn hảo, nhưng đó là phương án tốt nhất mà chúng tôi có", ông Mark Zuckerberg nói thêm.
Twitter cho rằng nên giữ nguyên nội dung nếu đó là vấn đề công chúng quan tâm, cần bằng chứng để buộc các nhà lãnh đạo có trách nhiệm. 
"Các doanh nghiệp, dịch vụ khác nhau sẽ có các chính sách khác nhau, một số chính sách sẽ tự do hơn các nền tảng khác. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là sự đa dạng này sẽ tiếp tục tồn tại", Ông Jack Dorsey, giám đốc điều hành Twitter phát biểu.
YouTube cho biết họ không có các quy tắc riêng cho giới lãnh đạo, mặc dù còn tồn tại những kẽ hở nhất định để chính trị gia lợi dụng đưa ra những tuyên bố vi phạm quy tắc. Vì vậy, hầu hết các trang web đều dựa trên chính sách của họ để cân bằng giữa tác hại và lợi ích cộng đồng. 

Sau cuộc bạo động Điện Capitol, ông Trump đã bị cấm và đình chỉ vô thời hạn trên một loạt nền tảng.

Chụp màn hình Reuters

Nhưng ranh giới của sự linh động này không phải lúc nào cũng dễ phân biệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là ví dụ điển hình cho điều này. Sau cuộc bạo động ở Điện Capitol ngày 6.1, ông Trump đã bị cấm và đình chỉ vô thời hạn trên một loạt nền tảng, bao gồm Twitter, Snapchat, Twitch và Facebook. 
Ông Nick Clegg, Phó chủ tịch Facebook: "Đó có phải là một quyết định gây tranh cãi vì ông ấy là Tổng thống Mỹ? Điều này cũng không phải là vấn đề quá phức tạp vì nó quá rõ ràng. Hành động của ông Trump đi ngược với chính sách lâu đời mà chúng tôi đã áp dụng đối với tất cả mọi người, kể cả chính trị gia." 
Một số người xem lệnh cấm này là quá muộn. Nhiều người khác lại xem đó là hành động kiểm duyệt đáng lo ngại. 
Đối với Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, bầu không khí chính trị đã biện minh cho quyết định này. Ông cho biết, rủi ro khi cho phép ông Trump sử dụng Facebook là quá lớn. 
Các nhóm nhân quyền đã khẩn nài sự nhất quán khi đề cập đến các nhà lãnh đạo toàn cầu khác. Tuy nhiên cách xử lý giới lãnh đạo trên giới vẫn chưa nhất quán. 
Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Khamenei đã sử dụng Twitter để kêu gọi xóa bỏ Israel. Hay Tổng thống BrazilJair Bolsonaro đã đăng nội dung phân biệt đối xử với người dân bản địa trên Facebook. 
Vào tháng 3, Facebook đã "đóng băng" 30 ngày trang cá nhân của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vì phát tán thông tin sai lệch về Covid-19
Đầu năm nay, trang mạng xã hội này cũng đã cấm quân đội Myanmar sau cuộc chính biến lật đổ chính quyền dân sự. 

Twitter đã mở một cuộc khảo sát công khai sau hàng loạt quyết định.

Chụp màn hình Reuters

Sau hàng loạt quyết định, cả Facebook và Twitter đều kêu gọi người dùng đóng góp ý kiến về các quy tắc của họ. Cụ thể, Twitter đã mở một cuộc khảo sát công khai. Trong khi đó, Facebook đã thành lập một hội đồng giám sát độc lập để ra phán quyết về một phần nhỏ các quyết định liên quan đến nội dung. 
Giám đốc điều hành Facebook nói: "Tôi không nghĩ rằng các công ty tư nhân phải tự mình đưa ra các quyết định như thế này. Chúng tôi cần có một quy trình rõ ràng, đó là lý do tại sao chúng tôi thành lập ban giám sát độc lập có thể kiểm duyệt các quyết định của chúng tôi". 
Hội đồng sẽ dành 6 tháng tới để xác định "phản ứng tương xứng" đối với việc ông Trump bị xóa tài khoản Facebook, qua đó đặt ra tiền lệ để các mạng xã hội xử lý những nhà lãnh đạo vi phạm quy tắc trong tương lai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.