Theo SlashGear, các thành phần được sử dụng trong xe tải Ford Super Duty F-250 tạo ra cái mà Ford gọi là “vòng lặp khép kín về chất thải”. Ford cũng lưu ý quá trình này được thực hiện trong vòng chưa đầy 1 năm, từ ý tưởng ban đầu đến ứng dụng và các bộ phận.
Ford cho biết, họ đã sử dụng các vật liệu tái chế nói trên nhằm tạo ra các đoạn ống dẫn nhiên liệu khuôn phun được sử dụng trong Super Duty F-250. Theo Ford, các bộ phận này đã cải thiện khả năng chống ẩm và hóa chất so với các phiên bản thông thường và nhẹ hơn 7% cũng như rẻ hơn 10%. Các nhà nghiên cứu của Ford xác định được mười đoạn đường dẫn nhiên liệu khác trên các phương tiện hiện có có thể hưởng lợi từ việc sử dụng vật liệu tái chế. Công ty cho biết sẽ tung ra các bộ phận này trong các mẫu xe tương lai.
Cũng theo Ford, trong khi nhiều nhà sản xuất ô tô đang tìm cách sử dụng công nghệ in 3D, họ và HP là các hãng đầu tiên tìm ra ứng dụng có giá trị cao cho loại bột thải mà nếu không sử dụng sẽ phải đem đi chôn lấp.
Ford tiết lộ họ đang phát triển các ứng dụng mới và sử dụng vô số quy trình và vật liệu để in 3D bao gồm sợi, cát, bột... Hiện tại, nhà sản xuất ô tô của Mỹ sử dụng in 3D cho các bộ phận và đồ đạc xe thương mại khối lượng thấp khác nhau do công nhân trên dây chuyền lắp ráp của hãng thực hiện.
Cuối cùng, Ford cho biết họ đang đặt mục tiêu sử dụng 100% vật liệu bền vững trong xe của mình. Một số vật liệu mà Ford tái chế đến từ SmileDirectClub, nơi in các niềng răng được sử dụng để làm thẳng răng. SmileDirectClub có 60 máy in 3D HP và sản xuất hơn 40.000 niềng răng mỗi ngày. Các bộ phận đã qua sử dụng được thu gom và tái chế bởi HP trước khi chuyển sang cho Ford. Quy trình này được hỗ trợ bởi quá trình ép phun do một công ty có tên là Lavergne thực hiện từ các kim loại tái chế.
Bình luận (0)