Sau khi được phẫu thuật tìm lại ánh sáng, người thầy giáo trẻ xúc động cho biết sau này sẽ hiến giác mạc bên mắt còn lại để cứu người khác, mong người đó cũng được may mắn như mình.
Donald Tan là giáo sư giác mạc danh tiếng hàng đầu thế giới người Singapore. Ông là giám đốc cấp cao của Eye & Retina Surgeons (ERS), tập đoàn nhãn khoa tư nhân của giáo sư tại Singapore. Ông từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội giác mạc châu Á. Ông được xếp vào top 20 trong 100 bác sĩ phẫu thuật giác mạc giỏi nhất thế giới và là người đứng thứ ba trong danh sách 100 người có đóng góp ảnh hưởng nhất thế giới đến ngành nhãn khoa hiện đại do tạp chí The Ophthalmologist on Power List của Anh bình chọn. Ông là người phát minh ra những phương pháp cấy ghép giác mạc từng phần (chỉ thay thế những lớp giác mạc có vấn đề và giữ lại những lớp bình thường) và những thủ thuật, dụng cụ phẫu thuật tân tiến làm thay đổi ngành ghép giác mạc toàn cầu. Các bệnh viện hàng đầu thế giới luôn “trải thảm đỏ” mời ông đến thực hiện những ca cấy ghép giác mạc phức tạp nhất. Ông bay từ Anh, sang Úc, tới Mỹ... để huấn luyện bác sĩ bắt kịp những phương pháp phẫu thuật hiện đại cũng như những kỹ thuật tinh vi của mình.
Khi được hỏi điều gì làm ông tự hào nhất, vị giáo sư danh tiếng Donald Tan nở nụ cười thật tươi và chỉ tay vào người đàn ông chân chất đang nhìn ông trìu mến bằng con mắt duy nhất còn lại trên gương mặt: "Là ông ấy", rồi bước vội tới chỗ người đàn ông, siết tay thật chặt như hai người tri kỷ.
Ca mổ thay đổi cuộc đời
Người đàn ông ấy là Phạm Văn Tiền, sống ở Củ Chi (TP.HCM). Ông là một trong số hơn 30 bệnh nhân đã may mắn được Giáo sư Tan mang lại ánh sáng kể từ khi ông bắt đầu hợp tác với Bệnh viện FV (TP.HCM) ghép giác mạc cho bệnh nhân ngay tại VN.
Bom đạn chiến tranh đã cướp đi của ông Tiền con mắt bên trái và để lại một mảnh vỡ ghim sâu trong con mắt còn lại. Trải qua 4 ca mổ khác nhau để lấy dị vật, lấy cườm khô, phục hồi võng mạc, ông Tiền còn bị bong giác mạc, con mắt duy nhất còn lại cứ mờ dần. Sau hàng chục lần ra vào các bệnh viện, ông nhận được lời khuyên "thôi đành chịu vậy". Ông buồn bã nhìn đời qua màn sương mù đục lúc nào cũng như giăng trước mắt, khiến ông làm gì cũng phải lệ thuộc vào người khác, mất hết tự tin trong cuộc sống. Một lần vô tình biết tin có vị giáo sư nhãn khoa hàng đầu thế giới sang Bệnh viện FV để ghép giác mạc, ông Tiền mừng lắm.
"Chỉ vừa tháo băng là tôi đã nhìn thấy rất rõ so với trước đó" - gần 2 năm sau, ông Tiền vẫn cứ nhớ như in giây phút ấy. Nhưng ông không ngờ thị lực phục hồi ngoạn mục đến như vậy: "Cảm giác tự mình lái xe máy, một mình quay lại với tiệm điện gia dụng, tự làm tất cả mọi chuyện... thật tuyệt vời. Bản thân tôi biết rõ đây là cơ hội không phải có tiền là có được. Cảm ơn Giáo sư Donald Tan và Bệnh viện FV đã thay đổi cuộc đời tôi, cho tôi lại sự tự tin trong cuộc sống".
Nghe những lời chân tình đó, đôi mắt vị giáo sư 28 năm kinh nghiệm ghép giác mạc lại long lanh niềm hạnh phúc. Nhưng rồi ông chỉ kịp một lần nữa siết tay bệnh nhân cũ thật chặt rồi đi vội vào khoa Mắt của Bệnh viện FV, nơi 3 bệnh nhân đang chờ ông ghép giác mạc. Đó đều là 3 ca rất phức tạp cần đến bàn tay điêu luyện của ông.
|
Tâm nguyện hiến giác mạc
Sáng chủ nhật, kiểm tra kết quả cả 3 ca mổ thành công mỹ mãn, niềm vui của Giáo sư Tan lần này còn như tăng lên bội phần vì đó là những bệnh nhân nghèo chưa bao giờ dám mơ đến việc được ghép giác mạc, bởi một chuyên gia hàng đầu thế giới và tại một bệnh viện chuẩn quốc tế như FV lại càng không. Thầy giáo nghèo Dương Na Mal, 35 tuổi (ngụ tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) là một trong số đó. Sau 4 năm chống chọi với những cơn đau nhức tưởng chừng không thể chịu nổi vì loét giác mạc ở một bên mắt, anh xúc động cho biết sau này sẽ hiến giác mạc để cứu người khác, mong người đó sẽ được may mắn sáng mắt giống mình.
|
Giáo sư Donlad Tan đã tặng toàn bộ 400 triệu đồng thù lao phẫu thuật cho 4 bệnh nhân (người thứ tư sẽ được ghép giác mạc vào đầu năm 2018) trong chương trình từ thiện lần này của Bệnh viện FV trị giá 1 tỷ đồng. Chương trình tặng 100% chi phí ghép giác mạc cho 3 bệnh nhân nghèo ở Sóc Trăng, giảm 30% chi phí cho bệnh nhân thứ 4.
Trong niềm hạnh phúc đong đầy, Giáo sư Donald Tan lại vội vã chào tạm biệt các bệnh nhân, rời FV để tiếp tục chuyến công tác 4 nước liên tục, trong đó có chặng dừng chân tại Mỹ để báo cáo khoa học về một kỹ thuật ghép giác mạc mới mà ông vừa sáng chế, mang tên ghép nội mô giác mạc Keratoplasty (DMEK).
Nhưng ông sẽ thường xuyên quay lại FV, nơi ông gọi là "siêu bệnh viện". Ông giải thích: "Đây thật sự là một bệnh viện đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế JCI với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn rất cao; máy móc, thiết bị trong phòng mổ rất hiện đại; có những kỹ thuật không thể làm ở đâu khác ngoài FV. Chính vì như thế nên tôi đã tin tưởng và chọn FV làm nơi để hợp tác lâu dài".
Bình luận (0)