Ngày 16.11, các thành viên của nhóm G20 - 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới - đã thông qua tuyên bố chung sau 2 ngày hội nghị tại Bali, Indonesia.
Chiến sự phủ bóng
Theo tuyên bố, các nhà lãnh đạo đã tái khẳng định lập trường mà họ từng đưa ra ở các diễn đàn khác trước đây, bao gồm một nghị quyết của Đại hội đồng LHQ “lên án” chiến dịch của Nga “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất”, theo Reuters.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo chuyển giao vai trò Chủ tịch G20 cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 16.11 |
Reuters |
“Hầu hết thành viên lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine”, tuyên bố chung cho hay. Tuy nhiên, tuyên bố chung cũng thừa nhận “có những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình cũng như về các biện pháp trừng phạt”, và nói rằng G20 “không phải là diễn đàn để giải quyết các vấn đề an ninh”.
Cũng trong văn bản dài 17 trang, các nhà lãnh đạo G20 nói “việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được”. Tuyên bố chung nêu: “Việc giải quyết hòa bình các xung đột, nỗ lực giải quyết khủng hoảng, cũng như ngoại giao và đối thoại, là vô cùng quan trọng”.
Xem nhanh: Ngày 265 chiến dịch, Nga phóng tên lửa ồ ạt, Ukraine bắn chặn nhưng gây chết người ở Ba Lan |
Trước đó, giới quan sát cho rằng hội nghị tại Bali có khả năng sẽ không đưa ra được tuyên bố chung vì căng thẳng giữa các thành viên, đặc biệt là giữa Nga và phương Tây. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đại diện Moscow tại hội nghị, đã cáo buộc phương Tây tìm cách “chính trị hóa” tuyên bố chung bằng cách đưa vào những lời lẽ chỉ trích Nga.
Tuy nhiên, dự thảo tuyên bố chung đã được tán thành vào tối 14.11, ngay trước ngày khai mạc, theo tờ Financial Times. Tờ báo thông tin phái đoàn Ấn Độ đóng vai trò lớn trong quá trình đạt được đồng thuận về ngôn từ liên quan xung đột Nga - Ukraine.
Liên quan vấn đề xung đột ở Ukraine được thảo luận tại hội nghị, Reuters dẫn lời Tổng thống Joko Widodo của nước chủ nhà ngày 16.11 tiết lộ: “Cuộc thảo luận về vấn đề này rất, rất khó khăn và cuối cùng các nhà lãnh đạo G20 đã nhất trí về nội dung của tuyên bố, đó là lên án cuộc chiến ở Ukraine vì nó đã xâm phạm biên giới và sự toàn vẹn của quốc gia”.
Những kết quả khác
Các đại diện của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đồng ý điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất một cách thận trọng để tránh “những tác động xuyên quốc gia” và cảnh báo về “sự biến động ngày càng gia tăng” trong chính sách tiền tệ ở một số nước, theo Reuters.
Căng thẳng dâng cao sau đợt tấn công tên lửa
Hôm qua (16.11), Tổng thống Volodymyr Zelensky và các quan chức Ukraine cho biết Nga đã phóng 90 - 100 tên lửa vào khắp các vùng trên lãnh thổ Ukraine trong ngày 15.11, gồm cả thủ đô Kyiv. Cư dân nhiều vùng tại Ukraine và cả nước láng giềng Moldova bị ảnh hưởng vì mất điện sau đợt tấn công.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak lên án đợt tấn công trong khi Hội đồng Bảo an LHQ có cuộc họp trong ngày 16.11 liên quan vụ việc.
Chuyên gia nói phương Tây sẽ ủng hộ Ukraine hơn nữa dù tên lửa Ukraine gây vụ nổ ở Ba Lan |
Cùng thời điểm đợt tấn công tại Ukraine xảy ra, một quả tên lửa rơi xuống làng Przewodow ở miền đông Ba Lan, cách biên giới Ukraine chỉ hơn 6 km, khiến 2 người thiệt mạng. Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết tên lửa “do Nga sản xuất” và triệu tập đại sứ Nga tại Warsaw để giải thích. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định nước này không liên quan và tuyên bố hình ảnh mảnh vỡ cho thấy “rõ ràng đó là tên lửa phòng không S-300 của Ukraine”.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine cho rằng tên lửa Nga đã rơi xuống Ba Lan, thành viên NATO, và gọi đây là cuộc tấn công nhắm vào an ninh tập thể cần sự phản ứng. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi điện đàm với giới lãnh đạo Ba Lan thông báo rằng quả tên lửa có thể không phóng từ Nga. Hãng tin AP dẫn lời 3 quan chức Mỹ nói đánh giá ban đầu cho thấy khả năng quả tên lửa do lực lượng Ukraine phóng để ngăn đợt tấn công tên lửa ngày 15.11 của Nga. Một nguồn tin NATO tiết lộ Tổng thống Biden đã thông báo với các lãnh đạo G7 và NATO rằng vụ nổ là do một tên lửa phòng không của Ukraine, theo Reuters.
Bảo Vinh
“Các ngân hàng trung ương G20... đang theo dõi chặt chẽ tác động của áp lực giá lên dự báo lạm phát và sẽ tiếp tục điều chỉnh một cách thích hợp tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ, căn cứ vào dữ liệu và thông báo với nhau một cách rõ ràng”, tuyên bố cho biết.
Các nước G20 cũng nhất trí theo đuổi nỗ lực để nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng trong mức 1,5 độ C và thừa nhận tính cấp bách của việc loại bỏ hoàn toàn than đá. Động thái này có thể tạo thêm xung lực cho các cuộc đàm phán tại Hội nghị khí hậu COP27 đang diễn ra ở Ai Cập.
Liên Hiệp Quốc nói gì về biến đổi khí hậu? |
Bình luận (0)