Động thái này được xem là cột mốc lịch sử về chính sách khí hậu của nhóm G7, làm tiền đề cho các quốc gia khác hành động tương tự, cũng như hiện thực hóa mục tiêu được đề ra tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) vào năm ngoái.
"Đó là một tín hiệu rất mạnh mẽ từ nhóm các nước công nghiệp phát triển và là thông điệp lớn cho thế giới về việc giảm sử dụng than", theo Bộ trưởng An ninh năng lượng và Môi trường Ý Gilberto Pichetto.
Bên cạnh đó, trong thông cáo chung, được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng và môi trường G7 ở Turin (Ý), cũng nới lỏng quy định với nhiều quốc gia thành viên. Cụ thể, thông cáo chung nêu rõ tất cả các nhà máy than phải đóng cửa vào năm 2040, trừ khi chúng được trang bị công nghệ loại bỏ CO2 hiệu quả, hoặc chính phủ các nước phải đảm bảo mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời tiền công nghiệp.
Điểm nhấn từ thỏa thuận khí hậu lịch sử COP28
Ngoài vấn đề than, năng lượng hạt nhân và nhiên liệu sinh học cũng là 2 vấn đề khác được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị ngày 30.4 ở Ý.
Vừa qua, Cơ quan Bảo vệ môi trường (Mỹ) cũng công bố quy định mới yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than nếu không xử lý toàn bộ ô nhiễm khí hậu, thì sẽ phải đóng cửa trước năm 2040.
Bình luận (0)